Xuất nhập khẩu là động lực lớn để nền kinh tế khôi phục trong nửa cuối năm 2022

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu có phần khởi sắc đã cho thấy được sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh và nối lại chuỗi cung ứng cũng chính là tiền để vững chắc cho những tháng cuối năm.

Kim ngạch xuất khẩu tăng đều trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tăng đều và tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ví dụ như dệt may, da giày, thủy sản,... nên có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Điều này cũng cho thấy được sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và nối lại chuỗi cung ứng. Và theo đánh giá của Bộ Công thương, nhìn chung các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để có thể thúc đẩy xuất khẩu. Còn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng ghi nhận đạt hơn 186 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 185,3 triệu USD đã góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Đưa ra đánh giá về kết quả nhập khẩu 6 tháng, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc tăng giá các mặt hàng nhiên liệu như dầu thô, than đá cũng đã góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian 6 tháng đầu năm. 


Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tăng đều và tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ví dụ như dệt may, da giày, thủy sản,...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tăng đều và tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ví dụ như dệt may, da giày, thủy sản,...

Ông Trần Thanh Hải phân tích: "Việt Nam là một nước xuất khẩu nhưng cũng nhập khẩu nhiên liệu. Chính sự căng thẳng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là xung đột giữa Nga - Ukraine cũng đã góp phần đẩy mặt bằng giá nhiên liệu trên thế giới. Một mặt, Việt Nam phải nhập khẩu xăng dầu, điều này cũng đã ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng này. Mặt khác thì Việt Nam lại xuất khẩu dầu thô và than đá. Trong thời gian 6 tháng đầu năm, dù lượng xuất khẩu các mặt hàng này giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Điều này cũng cho thấy được sự cân bằng ở mức tương đối trong cán cân xuất nhập khẩu đối với mặt hàng liên quan đến năng lượng và nhiên liệu,...". 

Có thể thấy, dệt may là một trong những ngành hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu điển hình, ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm với lượng hàng dồi dào. Theo lời ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được thực thi và mới nhất là Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 chính là động lực để cho các doanh nghiệp cơ cấu lại cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Ông Giang nhấn mạnh: "Ở góc độ nhất định, việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid” cũng tạo thuận lợi cho dệt may Việt Nam có thêm nhiều đơn hàng khi đón nhận sự chuyển dịch đầu tư của các nước từ Trung Quốc sang Việt Nam”. 

Giá nhiên - nguyên liệu tác động đến nửa cuối năm 2022

Ngoài những yếu tố thuận lợi thì vẫn còn có những khó khăn, thách thức bủa vây xuất khẩu hàng hóa nửa cuối năm 2022 khi xu hướng bảo hộ vẫn đang tiếp diễn. Và việc dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc cùng với chính sách Zero COVID đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như cả hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới của Việt Nam. Không những thế, giá cước vận tải đang ở mức cao còn giá năng lượng và các mặt hàng nguyên vật liệu đang gia tăng mạnh, xung đột Nga - Ukraine cũng có tác động nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu. Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam - bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, việc Trung Quốc phong tỏa chống dịch COVID-19 trên diện rộng đã khiến cho việc nguồn cung ứng bị gián đoạn. Song song với đó là chi phí vận chuyển, logistics rất cao nên doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được kịp thời các đơn hàng. 

Có một số chuyên gia kinh tế lưu ý, tình hình lạm phát tại nhiều quốc gia đang có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU,... cũng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng và gia dụng. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là khía cạnh mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm, có tính toán phương án ứng phó một cách phù hợp. 


Dệt may là một trong những ngành hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu điển hình, ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm với lượng hàng dồi dào
Dệt may là một trong những ngành hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu điển hình, ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm với lượng hàng dồi dào

Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải cũng chỉ rõ, giá cả các mặt hàng nhiên liệu và các mặt hàng cơ bản có thể sẽ còn tiếp tục tăng cao đã làm cho giá thành vận chuyển tổng thể tiếp tục tăng. Đây chính là những yếu tố tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Và trước những biến động của thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than,... để vừa có biện pháp điều hành phù hợp với hoạt động xuất nhập khẩu lại vừa có thể tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo được nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước, đặc biệt là trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao. Đáng chú ý, trong nửa cuối năm 2022, ngành Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc việc xuất khẩu và đẩy mạnh việc tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó cũng tiến hành rà soát, kiến nghị các giải pháp nhằm giảm các loại thuế, phí hoặc đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng lớn trong trường hợp giá đầu vào của một số mặt hàng như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... tiếp tục tăng cao.

Song song với đó, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thì các địa phương biên giới phía Bắc cũng tiếp tục trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan để từ đó hướng đến thông quan thông suốt và ổn định lâu dài.

Có còn dư địa kiểm soát lạm phát vào cuối năm 2022

Theo đại diện của Cục quản lý giá, trong 6 tháng cuối năm 2022, căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và nhất là trong lĩnh vực thương mại dự báo vẫn diễn biến khá phức tạp và có các tác động tới nền kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Rủi ro về lạm phát ở trên thế giới vẫn còn tăng cao sẽ có tác động trực tiếp đến nước ta. 


Có một số chuyên gia kinh tế lưu ý, tình hình lạm phát tại nhiều quốc gia đang có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU,... cũng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng và gia dụng
Có một số chuyên gia kinh tế lưu ý, tình hình lạm phát tại nhiều quốc gia đang có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU,... cũng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng và gia dụng

Theo đó, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới cũng như nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi hay dịch vụ du lịch. Và lạm phát cuối năm còn chịu áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn sắp tới, giá dịch vụ giáo dục dự kiến cũng tăng mạnh trong năm học 2022 - 2023. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

AI đã "thay đổi cuộc chơi" tài chính số như thế nào?

12 phút trước

Các startup công nghệ cần làm gì để duy trì “cạnh tranh” trong bối cảnh kinh tế nhiều bất định?

14 phút trước

Hàng chục tỷ cổ phiếu sắp được đổ ra thị trường

22 phút trước

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

10 giờ trước

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

11 giờ trước