Xuất khẩu than đá, dầu thô và khí gas có xu hướng suy giảm tại Nga

Thứ hai, 21/03/2022-12:03
Xuất khẩu dầu thô, than và khí gas của Nga hiện nay đã có xu hướng chững lại, dự đoán tương lai sẽ còn suy giảm hơn nữa kể từ tháng 4 năm nay, khi các nước phương Tây dần xa lánh hàng hoá của Nga

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tạo ra nhiều tác động lớn, khiến nhiều công ty phương Tây đã rút khỏi các khoản đầu tư của những nước này tại Nga, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô của mình và ngừng bán nhiều mặt hàng năng lượng Nga - vốn là những mặt hàng trụ cột của nền kinh tế nước này.

Trong khi các chính phủ phương tây hiện không có động thái trực tiếp trừng phạt những mặt hàng năng lượng, nhưng nhiều công ty hiện vẫn đang tiếp tục từ bỏ việc mua mặt hàng này tại Nga do lo ngại những sự phản đối của công chúng và khó khăn trong công cuộc đảm bảo tài chính, bảo hiểm và sự miễn cưỡng của nhiều chủ tàu khi dỡ và bốc xếp hàng hoá từ các cảng biển của Nga.


Xuất khẩu than đá, dầu thô và khí gas có xu hướng suy giảm tại Nga.
Xuất khẩu than đá, dầu thô và khí gas có xu hướng suy giảm tại Nga.

Các chuyên gia dự đoán rằng hiện tượng này sẽ ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu hàng hoá từ tháng 4. Do nhiều loại hàng hoá Nga đã được sắp xếp xong trong tháng 3 vừa qua trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại nước láng giềng vào hôm 24 tháng 2 vừa qua.

Than đá

Hiện nay, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu từ Nga trở nên trì trệ hơn. Mặt hàng than đá của Nga được xem là ảnh hưởng nhiều nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Theo nhà cung cấp thông tin tài chính Refinitiv cho biết, việc xuất khẩu than đá của Nga ra châu Âu đã đạt tới 1,16 triệu tấn trong hai tuần đầu tháng 3 - con số này chỉ bao gồm các tàu đã ra khơi hoặc hiện đang trong quá trình bốc xếp hàng hoá.

Trong tháng 2 năm 2022, xuất khẩu than đá của Nga sang châu Âu lên tới 3,37 triệu tấn. Được biết, xuất khẩu trong tháng đầu năm nay chỉ là 3,88 triệu tấn.

Xuất khẩu than của Nga sang châu Á hiện đang có xu hướng sụt giảm mạnh trong tháng 3 này. Theo dữ liệu của nhà cung cấp thông tin tài chính Refinitiv cho biết chỉ có tới 1,84 triệu tấn đã được vận chuyển trong hai tuần đầu tiên và hiện không còn chút than đá nào đang được bốc xếp tại các cảng để di chuyển sang các khu vực châu Á.

Trong tháng 2 vừa qua, Nga đã xuất khẩu được 6,16 triệu tấn than đá sang châu Á và 4,88 triệu tấn vào tháng 1. Cũng theo trang Refinitiv, Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất của Nga.

Có thể thấy sẽ có rất nhiều tàu bốc xếp hàng hoá xuất khẩu tại các cảng của Nga từ giờ cho tới cuối tháng 3 này để chuyển sang các nước châu Á và châu Âu. Nhưng theo nhà cung cấp thông tin tài chính Refinitiv hiện tại chỉ cho thấy khả năng có 2,4 triệu tấn xuất khẩu từ nay cho tới hết tháng 3 tại mọi điểm đến.

Dầu thô

Trái ngược với mặt hàng than đá, xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 3 nhìn chung hiện vẫn đang được giữ vững, nhất là sang thị trường châu Á.

Theo Refinitiv, với tốc độ như hiện nay, Nga ước tính sẽ xuất khẩu tới khoảng 33,89 triệu thùng dầu thô cho nhiều khách hàng châu Á trong tháng 3 này so với mức 30,02 triệu trong tháng 2 và thấp hơn nhiều so với mức 36,24 triệu của tháng đầu năm nay.


Xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 3 nhìn chung hiện vẫn đang được giữ vững, nhất là sang thị trường châu Á.
Xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 3 nhìn chung hiện vẫn đang được giữ vững, nhất là sang thị trường châu Á.

Số liệu của tháng 3, có thể sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ vào cuối tháng, tình trạng giao hàng trong 2 tuần tới có thể sẽ thay đổi rất lớn so với hiện tại mới có khả năng nâng mức xuất khẩu của cả tháng tăng lên.

Sang tháng tư, dự đoán sẽ có nhiều biện pháp trừng phạt được giáng lên Nga từ phía các nước phương Tây trở nên rõ ràng hơn. Mặc dù hiện nay, các thông tin cho thấy rằng dâu thô của Nga hiện đã không còn tìm được khách hàng dù có mức chiết khấu cao kỷ lục - thấp hơn 30 USD một thùng so với dầu Brent hợp đồng tham chiếu.

Khí gas

Nhiều dấu hiệu cho thấy rằng người mua đang bắt đầu dần xa lánh khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga, với mức chỉ 447.000 tấn nhiên liệu siêu lạnh dự kiến sẽ được rời cảng của Nga để chuyển tới khách hàng châu Á trong tháng 3, theo dữ liệu của nhà cung cấp thông tin tài chính Refinitiv cho thấy tương lai sẽ không có thêm tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng nào đang chờ được bốc xếp hàng.

Nga hiện đã vận chuyển được 933.000 tấn khí tự nhiên hoá lỏng đến châu Á trong tháng 2 vừa qua và 1,15 triệu tấn vào tháng 1, trong đó Nhật Bản được biết là thị trường mua khí gas của Nga nhiều nhất.

Cũng theo nhà cung cấp thông tin tài chính Refinitiv, xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng của Nga sang châu Âu tính từ đầu tháng 3 tới nay là 623.000 tấn, song hiện tại không có thêm tàu nào đang chờ bốc xếp hàng hoá mới. Con số này hiện đang giảm mạnh so với 1,32 triệu tấn của tháng 2 và 1,53 triệu tấn của tháng 1.


Nhiều khách hàng hiện đang rút lui khỏi nhiều mặt hàng năng lượng vận chuyển bằng đường biển của Nga.
Nhiều khách hàng hiện đang rút lui khỏi nhiều mặt hàng năng lượng vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Nhìn chung, tổng thể có vẻ như nhiều khách hàng hiện đang rút lui khỏi nhiều mặt hàng năng lượng vận chuyển bằng đường biển của Nga và tình trạng hiện nay sẽ dự kiến còn kéo dài ít nhất cho tới tháng 4 tới. Mặc dù nếu tình hình có tốt lên thì vẫn mất một chút thời gian độ trễ nữa để hàng hoá được bốc xếp trước khi được chuyển đi xuất khẩu.

Thử thách được đặt ra với các thị trường hàng hoá trên toàn thế giới là cách xử lý của khách hàng trong trường hợp giá năng lượng của Nga hiện đang có xu hướng giảm mạnh. Điều quan trọng giờ đây nằm ở khả năng điều chỉnh lại dòng chảy thương mại từ phía Nga của những người vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc mua các hàng hoá tại Nga.

Than đá hiện nay đang phải đối mặt với khủng hoảng nặng nề nhất bởi mặt hàng này có vẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Giá than đá nhiều kỳ hạn tương lai tại Newcastle (Australia) đã tăng mức 239,30 USD/tấn vào ngày 2/3 trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đất nước láng giềng. Hôm 2/3, giá than lên đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 440 USD. Kể từ khi đó, giá chỉ giảm xuống 361,75 USD, tương đương tăng mức 51% từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng quân sự tại Ukraine.

Giá dầu Brent kỳ hạn tương lai được tính từ khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang cho tới nay đã tăng lên mức 8,4%, mặc dù có những thời điểm tăng cao lên tới 32% - vẫn thấp hơn mức tăng giá than nhiệt. Điều này có thể sẽ phản ánh mạnh việc hàng hoá Nga vẫn đang được chuyển đi, nhưng mọi thứ được dự đoán có thể hoàn toàn khác kể từ tháng 4 tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

7 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

8 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

8 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

10 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

11 giờ trước