Xuất khẩu của Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng khi đơn hàng tăng trở lại

Thứ sáu, 23/02/2024-12:02
Thống kê cho thấy, mức tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 1/2024 rất ấn tượng và kỳ vọng sự hồi phục xuất khẩu sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng sắp tới.

Sản phẩm điện tử là chủ chốt giúp xuất khẩu tăng trưởng

Trong năm 2023, xuất khẩu Việt Nam ghi nhận được sự tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng GDP năm 2023 trong bối cảnh giá trị xuất khẩu đạt bình quân 90% GDP trong giai đoạn 2019 - 2022.

Trong quý IV/2023, xuất khẩu tiếp tục đà tăng, tăng mạnh 42% so với cùng kỳ. Vào tháng 1/2024 nhờ vào mức tăng 33% trong mảng xuất khẩu sản phẩm từ công nghệ cao (chiếm ⅓ tổng mức xuất khẩu của Việt Nam).

Chính sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu Việt Nam trong tháng 1/2024 được Giám đốc Phòng phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital - ông Michael Kokalari lý giải là bởi mức tăng gần 60% so với cùng kỳ trong mảng xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử.


Nguồn ảnh: Vneconomy
Nguồn ảnh: Vneconomy

Doanh thu của ngành PC (máy tính cá nhân) toàn cầu đã ghi nhận giảm 30% so với cùng kỳ vào đầu năm 2023, tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại vào cuối năm ngoái, một phần là bởi người dùng nâng cấp máy cấu hình cao hơn để xử lý AI (trí tuệ nhân tạo).

Và doanh thu điện thoại thông minh toàn cầu cũng tăng trưởng trở lại vào thời điểm cuối năm 2023 lần đầu tiên trong thời gian 2 năm dù cho sự hồi phục không rõ rệt như ở mảng máy tính bởi các sản phẩm mới thiếu các chức năng đủ hấp dẫn để có thể thúc đẩy người dùng nâng cấp.

Xuất khẩu điện thoại thông minh của Việt Nam ghi nhận tăng 16% so với cùng kỳ trong tháng 1/2024 nhờ vào sự kiện mở bán mẫu điện thoại Samsung S24 mới trong tháng.

Cuối cùng thì một lý do khác giúp cho xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh vào hồi tháng 1/2024 là bởi tháng này có nhiều hơn 25% ngày làm việc so với tháng 1/2023 - nguyên nhân là vì Tết Nguyên đán diễn ra vào ngày 21 - 27/1/2023.

Và cách tính đơn giản này cho thấy được xuất khẩu thực chất nên tăng 25% vào tháng 1/2024 theo cách tính dựa trên số ngày làm việc nhiều hơn, chính vì thế tăng trưởng 42% của xuất khẩu trong tháng 1 là ấn tượng kể cả khi tính đến thời gian nghỉ Tết.

Cũng theo lời ông Michael Kokalari thì các doanh nghiệp Mỹ đã đặt hàng quá nhiều vào các sản phẩm Made in Vietnam trong thời điểm gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID-19 và phải cắt giảm đơn đặt hàng cho các sản phẩm này năm ngoái để giảm lượng hàng tồn.

Mặc dù vậy, sau đợt giảm hàng tồn kho nhanh nhất trong thời gian hơn 10 năm, xu hướng đó sắp kết thúc. Chính vì thế mà các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 1/2024.

Và điều tương tự cũng diễn ra ở Trung Quốc khi mà các đơn đặt hàng mới cải thiện đáng kể trong tháng trước dù cho các đơn đặt hàng tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn.

VinaCapital cũng đặt kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới nhờ vào sự mạnh mẽ đáng kinh ngạc của nền kinh tế Mỹ, được thể hiện qua niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất kể từ sự bùng nổ sau khi mở cửa hậu dịch bệnh COVID-19.

Nền kinh tế sẽ được thúc đẩy từ việc tăng cường hoạt động sản xuất

Ghi nhận, ngành sản xuất tăng 19,3% so với cùng kỳ trong tháng 1/2024, chính vì thế mà tăng trưởng xuất khẩu vượt xa tăng trưởng sản xuất. Điều đó có nghĩa là hàng tồn kho của các nhà sản xuất đã giảm vào tháng trước (chỉ số PMI của Việt Nam vào hồi tháng 1/2024 cũng xác nhận sự sụt giảm tồn kho hàng thành phẩm).

Chính sự kết hợp của sụt giảm hàng tồn kho và tăng đơn hàng mới đồng nghĩa với hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao cho các sản phẩm Made in Vietnam.

Sản xuất chiếm gần 25% GDP của Việt Nam, chính vì thế, việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP. Hơn thế, gần 10% lực lượng lao động của Việt Nam đang làm việc cho các công ty FDI với mức lương tương đối cao.

Tổng cục Thống kê cho biết, các công ty FDI cắt giảm nhân công vào hồi đầu năm 2023 cũng là một lý do khiến cho GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,3% trong quý I/2023, tuy nhiên lao động ở trong ngành sản xuất đã phục hồi sau đợt cắt giảm vào hồi năm ngoái. Lương nhân công nhà máy cũng phục hồi 5 - 7% sau khi đã chạm đáy vào hồi năm ngoái.


Nguồn ảnh: Công Thương
Nguồn ảnh: Công Thương

Chính vì thế, nền kinh tế sẽ được thúc đẩy từ việc tăng cường hoạt động sản xuất và mức tiêu dùng cao hơn trong năm 2023, được hỗ trợ bởi việc gia tăng việc làm ở trong lĩnh vực sản xuất. Niềm tin của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng nội địa, điểm yếu trong năm 2023 bởi sự cắt giảm nhân công cùng các vấn đề của ngành bất động sản sẽ phục hồi.

Ông Michael Kokalari cho biết: “Mặc dù không kỳ vọng chi tiêu cho tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh trong quý I/2024 nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng mức chi tiêu cho tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ mạnh hơn trong giai đoạn sau của năm nay”.

Còn việc hồi phục xuất khẩu của Việt Nam cũng bắt đầu từ quý IV/2023 và tạo đà tăng vào hồi tháng 1/2024, được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng cao cho các sản phẩm điện tử công nghệ cao. VinaCapital cũng đặt kỳ vọng hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục tăng trưởng thường xuyên suốt trong năm 2024.

Hơn thế, việc sử dụng lao động trong ngành sản xuất đã phục hồi sau đợt cắt giảm năm ngoái. Chính vì thế mà tiêu dùng sẽ có thể được thúc đẩy khi các nhà máy tuyển thêm nhân công trong những tháng tới.

3 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2024

Để có thể hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu đạt được kết quả tốt hơn trong năm 2024 với vai trò là cơ quan chủ trì trong quản lý, điều hành hoạt động nhập khẩu thì Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Đầu tiên, Bộ Công Thương tiếp tục kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu; tham mưu những giải pháp ứng phó để cho doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Song song với đó là cảnh báo sớm các rào cản mới của đối tác cùng các vụ kiện thương mại, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả để có thể đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ hai là Bộ sẽ tham mưu với Chính phủ tiến hành đẩy nhanh tiến độ sớm ký FTA với các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), mở cánh cửa vào thị trường Trung Đông với quy mô GDP ghi nhận khoảng 2.000 tỷ USD. Song song với đó là đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA nhằm bảo đảm cao nhất lợi ích của Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết quốc tế.


Nguồn ảnh: Saigon Times
Nguồn ảnh: Saigon Times

Thứ ba đó là Bộ tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó sẽ thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong năm 2024, Bộ cũng tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các đơn vị triển khai các nhiệm vụ của Bộ Công Thương được giao ở các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công Thương về triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 nhằm mục đích đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ logistics.

Cùng với đó là đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển hoạt động thương mại biên giới vững bền thông qua thúc đẩy xuất khẩu theo hình thức chính ngạch; điều hành và khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, không để xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu kể cả vào thời điểm cao vụ./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

8 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

10 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

11 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

14 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

15 giờ trước