"Vua thép" Trần Đình Long lọt top 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh với tổng tài sản 3,2 tỷ USD

Thứ ba, 01/03/2022-15:03
Mới đây, Forbes đã công bố bảng xếp hạng tỷ phú trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên mà ông chủ Hòa Phát vươn lên lọt TOP 1.000 trong bảng xếp hạng này. Vào năm 2018, ông Trần Đình Long lần đầu có tên trong danh sách này, thời điểm đó ông sở hữu 1,3 tỷ USD và xếp hạng thứ 1.756 thế giới.

Chủ tịch Trần Đình Long lọt TOP 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh

Vào ngày 1/3/2022, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes thì Việt Nam có 6 đại diện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes. Theo bảng xếp hạng của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của VinGroup vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản là 6,1 tỷ USD và đứng thứ 455 trong danh sách toàn cầu. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát là người giàu thứ 2 Việt Nam với tổng tài sản lên đến 3,2 tỷ USD và đứng thứ 980 trong danh sách toàn cầu. 

Bà Nguyễn Phương Thảo - CEO của Vietjet Air là người giàu thứ ba theo danh sách với tài sản là 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1115 toàn cầu. Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank nắm giữ vị trí thứ tư với khối tài sản là 2,5 tỷ USD đứng thứ 1267 toàn cầu. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Masan đứng thứ năm với khối tài sản là 2 tỷ USD, đứng thứ 1519 toàn cầu. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco đứng thứ sáu với khối tài sản là 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1.901 toàn cầu. Tổng tài sản của các tỷ phú Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại alf 18,3 tỷ USD. 



Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lọt TOP 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh với khối tài sản 3,2 tỷ USD 
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lọt TOP 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh với khối tài sản 3,2 tỷ USD 

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Trần Đình Long vươn lên TOP 1.000 bảng xếp hạng này. Trước đó vào năm 2018, ông cũng có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes. Thời điểm đó ông Trần Đình Long sở hữu 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 toàn cầu. 

Vào năm 2019, vị Chủ tịch này từng rớt khỏi danh sách. Sau khi Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 thì Việt Nam có 5 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD nhưng không có tên ông Trần Đình Long. Mặc dù trước thời điểm công bố tài sản của ông Long theo cập nhật của Forbes đã đạt mốc 1 tỷ USD. Thực tế này đều xuất phát từ quy định trong việc tính toán giá trị tài sản. Forbes đưa ra lý giải rằng, để có tên trong danh sách này, phương pháp mà tạp chí lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân chính là dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại một thời điểm nhất định. 

Theo đó, nguồn tài sản của ông Trần Đình Long được Forbes thống kê đến từ số cổ phần Hòa Phát do ông sở hữu. Tại thời điểm Forbes đưa ra lựa chọn để tính giá trị tài sản thì cổ phiếu HPG trên sàn chứng khoán đang tạo đáy. Không lâu sau, thời điểm tháng 5/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes. Đến cuối năm 2020, tỷ phú Trần Đình Long đã trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, vượt qua CEO Nguyễn Thị Phương Thảo. Đến thời điểm tháng 4/2021, ông Long đã đứng thứ 1.444 trong TOP tỷ phú của Forbes với khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD. Và đến cuối năm 2021 thì tài sản của vị chủ tịch này đã tăng lên 3,1 tỷ USD. Kết quả này có được chủ yếu là nhờ vào cổ phiếu HPG tăng ấn tượng. 


Năm 2021, ông Trần Đình Long đã đưa Hòa Phát bứt phá một cách ngoạn mục
Năm 2021, ông Trần Đình Long đã đưa Hòa Phát bứt phá một cách ngoạn mục

"Vua thép" Trần Đình Long đưa Hòa Phát lọt TOP 15 công ty thép có vốn hóa lớn nhất thế giới

Doanh nhân Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Ông từng tốt nghiệp Cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 2021. Ông là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Hiện tại ông Long đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG). Vị chủ tịch này được coi là người giàu nhất ngành thép tại Việt Nam. 

Theo thống kê, 2021 là một năm thành công của "vua thép" Trần Đình Long. Cơn sốt cổ phiếu thép đã đẩy giá cổ phiếu HPG (ở mức 46.000 đồng) tăng lên gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm. Trong năm, có thời điểm giá trị vốn hóa của tập đoàn Hòa Phát đạt hơn 11 tỷ USD và lọt TOP 15 công ty thép có vốn hóa lớn nhất trên thế giới. 

Trên đà tăng giá của HPG có động lực lớn từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi khi doanh nghiệp này tập trung xây dựng 4 tổng công ty thành viên bao gồm gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp, bất động sản. 

Với định hướng sẽ là ngành chủ lực sau thép, ông Trần Đình Long cùng Hòa Phát tiếp tục xúc tiến các hoạt động săn quỹ đất tại nhiều địa phương. Và gần đây nhất thì Hòa Phát kết hợp cùng với KDI Holding đề xuất đầu tư 2 dự án với tổng diện tích là hơn 2. 800 ha tại tỉnh Khánh Hòa. Hay trước đó là hàng loạt các dự án tại Quảng Ngãi, Cần Thơ và mở rộng đầu tư tại Hưng Yên. 



2021 là một năm thành công của "vua thép" Trần Đình Long, theo đó cơn sốt cổ phiếu thép đã đẩy giá cổ phiếu HPG (ở mức 46.000 đồng) tăng lên gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm
2021 là một năm thành công của "vua thép" Trần Đình Long, theo đó cơn sốt cổ phiếu thép đã đẩy giá cổ phiếu HPG (ở mức 46.000 đồng) tăng lên gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm

Trên thực tế, Hòa Phát đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản từ sớm và nắm trong tay quỹ đất lớn với hàng loạt dự án có tiếng tại Hà Nội như Tổ hợp văn phòng và nhà ở cao cấp tại 257 Giải Phóng, Đống Đa, hà Nội; Khu phức hợp Mandarin Garden tại Cầu Giấy; tòa nhà chung cư Mandarin Garden 2 tại Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai.

Theo đó, doanh nghiệp này cũng đang tiến hành đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật tại một số khu công nghiệp điển hình như: Khu Công nghiệp Phố Nối A (diện tích 600ha); Khu công nghiệp Yên Mỹ II (Giai đoạn 1 với diện tích 97,5ha) tại tỉnh Hưng Yên; Khu Công nghiệp Hòa Mạc tại Hà Nam (diện tích 131ha).

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

115.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2024

17 phút trước

Cổ đông ngân hàng “hạnh phúc” nhất ở thời điểm này

1 giờ trước

Doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước liên tục trúng các gói thầu gạo lớn

2 giờ trước

Bất động sản đón chu kỳ phát triển mới

3 giờ trước

Biên lãi gộp cao vượt bậc, cổ phiếu SCS của Saigon Cargo Service lên đỉnh lịch sử

4 giờ trước