Vừa học vừa kinh doanh, 9X Phú Thọ tậu nhà tiền tỷ ở Hà Nội, đủ tiền nhưng vẫn chọn trả góp vì 1 lý do

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
"Lúc mua nhà, mình đã có đủ tiền để chi trả. Tuy nhiên, vì muốn để tiền đó làm vốn kinh doanh, làm ăn cũng như tạo động lực cho chồng nên mình vẫn mua trả góp", chị Thảo chia sẻ.

Hành trình chinh phục ước mơ

Theo Nhịp sống kinh tế, trong một lần đến thăm người dì ở khu Thanh Xuân và ở lại chơi mấy ngày, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (sinh năm 1995, quê Phú Thọ) khi đó đã đặt quyết tâm phải tậu được một căn nhà ở Hà Nội để có một mái ấm để trở về, chứ không phải đi thuê nhà ở ký túc xá mãi nữa.

Cô sinh viên Thanh Thảo 18 tuổi xuống Hà Nội học đại học. Cuộc sống hiện đại, xa hoa của chốn đô thị khiến cô gái trẻ khi đó vô cùng bỡ ngỡ và choáng ngợp. Thanh Thảo nhớ lại: "1 đĩa nem chua rán 50k/10 chiếc sao mà thấy đắt thế. Rồi cốc Cafe Highland bằng gần cả 1 ngày ăn thời sinh viên của mình mà mọi người vẫn uống. Quá đắt, mọi thứ quá xa xỉ. Nhưng giờ mới thấy, vì ngày xưa mình không có tiền,chứ không phải nó đắt."


 
 

Sau một lần vào nhà dì chơi, "đi qua cái hẻm sâu hun hút đến gần 2km, hẹp đến nỗi xe máy cũng khó quay đầu", ngay lập tức trong đầu chị Thảo nghĩ đến hình ảnh ngôi nhà tương lai của mình. Ngày còn đi học, chị Thảo sống ở ký túc xá, 8 người trong khoảng 25m2, cuộc sống chật chội, mọi thứ đều phải chung đụng nên không được thoải mái. Từ ý nghĩ thoáng qua đó, thế rồi chị bắt đầu lên kế hoạch để chinh phục giấc mơ của mình.

Chị Thảo vừa học vừa tập tành kinh doanh. Cuộc sống sáng đi học, chiều đi ship hàng cho khách cứ thế nuôi lớn khát vọng mua nhà trong con người chị. Ngoài việc buôn bán, chị Thảo cũng đặt mục tiêu sống tiết kiệm, thức ăn hàng ngày được bố mẹ gửi từ quê lên, chị Thảo cũng tự nấu ăn nên tiền có khi chỉ dùng để đi xe khách về quê vào cuối tuần.

"Mình không thuộc tuýp người sành điệu nên ít dùng mỹ phẩm, chỉ dùng son, quần áo mua cũng chỉ đủ để mặc. Tiền mình có thì mình cứ tích vào đấy. Ngày trẻ chưa có kiến thức đầu tư chứng khoán, bất động sản nên mình tiêu vào những thứ mình cần và muốn trước đã", chị Thảo chia sẻ.

Cột mốc 22 tuổi: Tậu xe, mua nhà trả góp

Năm 21 tuổi, chị Thảo gặp được bạn trai và đồng thời cũng là chồng tương lai của chị. Nhờ chăm chỉ làm việc, năm 2016, thu nhập của chị rơi vào khoảng 40 triệu đồng 1 tháng. Việc chị Thảo nghĩ đến đó là mua xe mới thay cho chiếc xe máy cũ để thuận tiện hơn cho công việc kinh doanh: "Hai đứa đi nhập hàng nắng nóng vất quá, quê lại xa nữa, trường mình chuyển địa điểm cách chỗ mình ở hơn chục cây nên trong đầu mình có ý tưởng mua xe rồi". 


Chiếc xe i10 485 là tài sản đầu tiên mà chị Thảo đứng tên
Chiếc xe i10 485 là tài sản đầu tiên mà chị Thảo đứng tên

Như vậy, năm 22 tuổi, chị Thảo đã tậu được cho mình con xe i10 trị giá 485 triệu. Theo tiết lộ của chị, đây cũng là tài sản đầu tiên mà chị đứng tên. "Ngày ấy sinh viên năm cuối, có xe đi, nghĩ lại mà cũng oách phết, mỗi tội vì mưu sinh bươn chải, nên nhìn mình già hơn so với tuổi... đến khách hàng lâu năm cũng tưởng mình có chồng rồi."

Khi thu nhập đã ổn định và tích cóp được một khoản kha khá, cùng số tiền tiết kiệm 800 triệu của chồng lúc đó, hai anh chị đánh liều mang tiền đi đặt cọc mua nhà, chuẩn bị cho tổ ấm tương lai. Chia sẻ về quyết định mua nhà trả góp, chị Thảo cho biết chồng chị lúc đó nghĩ "nếu chờ đủ tiền thì không biết bao giờ mới mua được nhà" nên cứ mua rồi trả dần sau.

Đến cuối năm 2017, cặp đôi bắt đầu nhận nhà và trả góp theo tiến độ. Chị Thảo tâm sự: "Vì bố mình mất sớm, mẹ cũng vất vả nên cũng không giúp được gì, tất cả đều là hai vợ chồng tự lo". Chị kể ngày ấy việc kinh doanh thuận lợi, nền tảng Facebook đang phát triển nên thu nhập từ 2 cửa hàng của chị khá lớn. Nếu tính đến những rủi ro trong kinh doanh thì thu nhập hàng tháng của chồng chị lúc đó tầm khoảng 30 triệu/tháng vẫn đủ để trả lãi cho căn hộ. Thời điểm căn nhà được bàn giao cũng là lúc hai vợ chồng chị Thảo đã trả hết tiền. Được biết, hai vợ chồng chị có vay ngân hàng 200 triệu, mỗi tháng trả 5 triệu: "Ngày ấy lần đầu tiên va chạm với ngân hàng, tưởng tính lãi suất thấp. Hóa ra có lãi phạt mất 8 triệu nữa." Sau 1 năm, số nợ đã được trả hết. 


Chị Thảo và chồng
Chị Thảo và chồng

Đặc biệt, chị Thảo tiết lộ, thời điểm quyết định mua nhà, mặc dù chị đã có đủ tiền để chi trả, xong vẫn quyết định mua nhà trả góp bởi muốn dành tiền làm ăn cũng như tạo động lực cho chồng cố gắng. "Thực ra lúc đó mình có tầm hơn 1 tỷ trong tài khoản nữa( bạn trai mình không biết đâu) vì mình không chia sẻ tài chính cá nhân cho ai hết. Mình có thể trả hết ngay được nhưng mình muốn để số tiền đó làm vốn kinh doanh, làm ăn cũng như để đó làm động lực cho bạn trai mình trả nợ nữa", chị Thảo nói.

Sau nhiều năm gắn bó, cùng nhau nỗ lực, đến năm 2018, chị Thảo và chồng tổ chức đám cưới. Chị Thảo cho biết, chồng chị làm ngân hàng và là người rất có chí. Lúc đó, công việc của cả hai đều đã ổn định và thuận lợi nên quyết định về chung một nhà.

Thành quả sau nhiều năm cố gắng

Sau nhiều năm cố gắng, cặp vợ chồng trẻ cũng đã có được ngôi nhà đầu tiên cho riêng mình. Chị Thảo chia sẻ, tổ ấm của hai vợ chồng chị là căn hộ diện tích 68m2, gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, nằm ở phố Trung Kính, thuộc phân khúc hạng A, giao thông thuận tiện, có view nhìn thẳng xuống phố. Nếu tính tổng mua thô thì căn hộ có giá tầm 2,4 tỷ. Ngoài ra, hai anh chị cũng dành hơn 300 triệu cho nội thất.

Do cùng có chung sở thích nên chị Thảo và chồng đều chọn thiết kế căn hộ theo phong cách đơn giản, sử dụng tone nâu trắng làm màu sắc chủ đạo cho ngôi nhà. Tone màu này khiến cho căn hộ của anh chị toát lên sự sang trọng, ấm cúng phù hợp với không gian gia đình.


Tone nâu trắng được sử dụng làm màu sắc chủ đạo cho ngôi nhà
Tone nâu trắng được sử dụng làm màu sắc chủ đạo cho ngôi nhà

Về nội thất, chị Thảo cho biết hai vợ chồng cũng đầu tư "kha khá" khi sắm sửa những đồ dùng cao cấp cho gia đình có thể kể đến như khoá cửa vân tay 15 triệu, tủ lạnh 25 triệu, điều hoà đời cao nhất... Chia sẻ về kinh nghiệm mua đồ dùng cho gia đình, chị Thảo cho rằng đồ điện tử dùng rất bền, nếu chia ra theo khấu hao thì rất là rẻ.


 
 

Đến năm 2019, vợ chồng chị Thảo đón con đầu lòng và có cuộc sống đầy đủ ở Thủ Đô. Năm 24 tuổi, chị Thảo tự thưởng cho bản thân 1 chiếc xe Mazda Cx5 trả thẳng trị giá hơn 1 tỷ để phù hợp và thoải mái hơn khi gia đình đã có thêm một thành viên. Đầu 2021, vợ chồng chị mua thêm một căn hộ chung cư ở Vinhomes để làm tài sản đầu tư....vì ở nhà chăm con nên chị đã nghĩ đến việc ổn định dòng tiền.


Món quà tự thưởng cho tuổi 24 của chị Thảo
Món quà tự thưởng cho tuổi 24 của chị Thảo

Chia sẻ về bí quyết quan trọng nhất giúp bản thân có thể mua nhà ở độ tuổi còn rất trẻ, chị Thảo cho biết, người trẻ nên đặt ra mục tiêu cho bản thân từ sớm. Theo chị, những bạn đang theo đuổi ước mơ nhưng bắt đầu từ con số 0 thì điều quan trọng là phải biết tiết kiệm. "Nếu mà chúng ta tiêu lãng phí 200-300k hoặc 1-2 triệu thì chẳng bao giờ có được tiền cả. Tích tiểu thì sẽ thành đại, phải có vài chục triệu, vài trăm triệu rồi mới có vài tỷ và hơn thế nữa được", chị Thảo chia sẻ.

Về việc giới trẻ có nên đầu tư liều lĩnh vào bất động sản hay không, chị Thảo nêu rõ quan điểm của mình là có và giải thích thêm: "Vì nó là tài sản, tài sản thì ko thể mất và có thể tăng giá... Đó cũng là động lực để thúc đẩy bản thân chúng ta cố gắng, hoàn thành những khoản vay. Nếu bạn chờ đủ tiền mới mua thì có thể nó đã tăng giá."


Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Thảo
Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Thảo

Hiện tại, khi giấc mơ ngày xưa đã trở thành hiện thực, có nhà, có xe, có tổ ấm hạnh phúc riêng cho mình, chị Thảo nhớ nhìn lại ngôi nhà mơ ước của bản thân và bùi ngùi chia sẻ: "Tuy nhà không to nhưng nó chính là sức lao động, là thành quả và đâu đó có thêm cả sức mạnh tình yêu vun đắp để xây dựng nên 1 mái ấm. Và nếu ai đó có suy nghĩ như mình thì khi mới bước chân xuống Hà Nội thì hãy cố gắng nhé, có thể mọi người sẽ làm tốt, thậm chí còn tốt hơn.Cứ ước mơ đi, vì cuộc đời cho phép...", chị nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

11 giờ trước

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

11 giờ trước

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

11 giờ trước

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

12 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

13 giờ trước