Việt Nam - “con hổ châu Á” mới cùng mục tiêu lọt top 20 nền kinh tế lớn trên thế giới liệu còn xa?

Thứ bảy, 28/05/2022-08:05
Business Times (Singapore) từng nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu con hổ châu Á mới. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp châu  u tại Việt Nam (Eurocham) đánh giá, trong tương lai Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 của châu Á. 

Việt Nam đang dần trở thành “con hổ châu Á” mới như thế nào?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp sở hữu năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm những quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao. Theo đánh giá của UNIDO, Việt Nam năm 2018 xếp thứ 44 trên toàn thế giới. 

Trong các ngành kinh tế quốc dân, công nghiệp đóng góp khoảng 30% GDP và là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Đây cũng là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Cũng chính ngành công nghiệp đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 trong số những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2018. Đáng chú ý, một số ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn, điển hình như điện tử, dệt may, giày da…


Theo Business Times (Singapore), Việt Nam có thể trở thành con hổ mới của châu Á bởi nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa
Theo Business Times (Singapore), Việt Nam có thể trở thành con hổ mới của châu Á bởi nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa

Theo Investopedia, những con hổ châu Á từng tạo ra thị trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, trong đó chủ yếu là thương mại tự do. Đây cũng được coi là công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là nền tảng giúp nền kinh tế của 4 con hổ châu Á đạt được sự phát triển vượt bậc như ngày hôm nay.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang rất chú trọng vào vấn đề xuất khẩu. Năm 2021, bất chấp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất khẩu khi ghi nhận con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, so với năm 2020 đã tăng 22,6%.

Báo cáo mới nhất từ Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh), tháng 1 năm nay, ngành sản xuất của Việt Nam đã ghi nhận sản lượng và đơn đặt hàng tăng mạnh trên toàn cầu. Đồng thời, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings cũng dự báo, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội trong khu vực trong thời gian tới. Lĩnh vực này hiện vẫn đang được hưởng lợi từ một số hiệp định thương mại lớn cùng với sự cạnh tranh về chi phí. 

Niềm tin đến từ đâu?

Theo Business Times (Singapore), Việt Nam có thể trở thành con hổ mới của châu Á bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể, Business Times đã đưa ra 6 nguyên nhân chính, bao gồm: Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có; thứ hai là môi trường khích lệ khởi nghiệp, thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo; thứ tư là lực lượng lao động dồi dào; thứ năm là thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ và thứ sáu là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn. 

Thời điểm hiện tại, tầng lớp giàu có của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp những khách sạn dát vàng, những căn hộ sang trọng đắt tiền, những chiếc xe thể thao hào nhoáng… Điều này cho thấy giới siêu giàu tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


Thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp sở hữu năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao. Ảnh minh họa
Thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp sở hữu năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Được biết đến là trung tâm gia công phần mềm của Đông Nam Á, Việt Nam có nguồn lao động trình độ cao, trong khi nhân công lại thấp hơn so với các nước trong khu vực. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút các công ty công nghệ đầu tư, đẩy mạnh phát triển.

Tại Việt Nam, năng lượng tái tạo cũng được quan tâm đặc biệt. Hiện tại, Việt Nam đang là quốc gia có công suất điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, với 16,6 gigawatt vào năm 2020. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời, Chính phủ đang thực hiện và áp dụng nhiều chính sách.

Đáng chú ý, thị trường bất động sản tại Việt Nam đang vô cùng sôi động và phát triển. Ngành bất động sản nói chung và phân khúc cao cấp tại Việt Nam nói riêng đã trở nên phổ biến hơn trước rất nhiều. Điều này khiến nhiều công ty bất động sản ở Singapore, bao gồm CapitaLand, Keppel và Mapletree Logistics Trust… đang đổ nguồn vốn vào thị trường Việt. 

Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2022, khi một số dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn được thực hiện sẽ giúp ngành xây dựng của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ. Chưa kể, để thu hút dòng vốn đầu tư vào ngành xây dựng, Việt Nam cũng đã thực hiện việc sửa đổi luật xây dựng và đầu tư. Rất nhiều công ty ở các khu vực khác của Đông Nam Á vẫn đang tích cực tìm kiếm cơ hội để có thể đầu tư vào Việt Nam.

Từ những lý do này, Business Times (Singapore) nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “con hổ châu Á” mới. Theo nhận định của Eurocham, trong vài thập kỷ sắp tới, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam đến năm 2020 ước tính là 5%.

Chưa kể, nhu cầu trong nước tăng cao, dòng vốn FDI cũng giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng. Chính vì thế, Eurocham khẳng định những yếu tố này sẽ trở thành nền tảng đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn có quy mô đứng thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050.


Ông Jacques Moisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Ông Jacques Moisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Mục tiêu trở thành con hổ kinh tế mới của châu Á cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ quan tâm. Chính vì thế, Chính phủ cũng xác định một trong những đòn bẩy để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu quan trọng này, bao gồm: Phát triển năng lượng xanh và phát triển bền vững; cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cải cách quản trị rủi ro, đặc biệt trong tín dụng, thương mại và đầu tư.

Bên cạnh đó, để có thể chinh phục được mục tiêu này, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh. Được biết, trong bảng xếp hạng Mức độ Dễ dàng Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 2020 thì Việt Nam hiện đứng thứ 70/190 quốc gia trên toàn thế giới. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5. Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn còn khá xa so với Thái Lan và Malaysia.

Ông Jacques Moisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng tin rằng, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành con hổ châu Á. Chia sẻ trong bài phỏng vấn với VnEconomy, ông khẳng định: “Tôi tin rằng Việt Nam sẽ lại một lần nữa vươn lên mạnh mẽ như con hổ châu Á. Đã có những tín hiệu tăng trưởng tích cực từ cuối năm 2021 khi các nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại hiệu quả. Chương trình họp Quốc hội vào đầu tháng 1/2022 chính là một dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình và sẵn sàng triển khai nhiều hoạt động hơn nữa trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng, đại dịch phần nào giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách một số nội dung mà Việt Nam đặt ra trước đó để có thể vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2045. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao nhiều cải cách hoặc tư duy về cải cách trong các lĩnh vực như quản lý đầu tư công, phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã và đang triển khai”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

6 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

15 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

15 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

15 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

16 giờ trước