Tứ bất tượng và ý nghĩa của tứ bất tượng trong dân gian

Thứ hai, 07/06/2021-15:06

Nhắc đến “Tứ Bất Tượng” là nhắc đến bốn linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, từ lâu đã có vị trí cực kì lớn trong đời sống văn hóa phương Đông. Thú tứ bất tượng là biểu trưng của vẻ đẹp cao quý, là vật phẩm có giá trị phong thủy cao, theo quan niệm đem lại may mắn và tiền tài cho gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bộ tứ tượng phong thần này.

Có thể bạn quan tâm: Tứ Bất Tử Và Những Câu Chuyện Chưa Kể?

Tứ bất tượng là gì?

Tứ bất tượng có nghĩa là 4 loài linh vật tượng trưng vô cùng phổ biến trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là trong văn hóa Trung Quốc, bao gồm: Long, Lân, Quy, Phụng.

Nguồn gốc của tứ bất tượng

Thần tứ bất tượng theo dân gian được bắt nguồn từ bốn thần linh đó là: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Các thần linh được tạo ra từ bốn chòm sao ở bốn phương trời, mang theo bốn nguyên tố tạo nên đất trời. Các nguyên tố bao gồm: nước, gió, đất, lửa theo thứ tự long, lân, quy, phụng. Và theo người xưa, những vùng đất được chọn để làm thanh kinh đô phải hội tủ đủ bốn nguyên tố đó.

 Ảnh 1: Tứ bật tượng là gì? (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Tứ bật tượng là gì? (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của bốn linh vật trong tứ bất tượng

Tứ bất tượng hay Long – Lân – Quy – Phụng là bốn linh vật tượng trưng cho đất trời, nguồn gốc từ các thần linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Theo quan niệm dân gian, mỗi vị thần canh giữ 7 trong 28 chòm sao trong thiên văn Trung Quốc.

Long - Linh vật sức mạnh, trí tuệ

Long là linh vật đứng đầu Tứ bất tượng do có sức mạnh, trí tuệ và uy quyền nhất, là tổng hợp sức mạnh của các con vật rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu, ….Ngày nay, Long với hình tượng con rồng được mọi người tôn sùng trở thành một biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng.

Lân (Ly) – Linh vật nhân từ

Lân là linh vật của điểm lành, tượng trưng cho sự tráng lệ, sự trường sinh và hạnh phúc. Lân mang những đặc trưng của một loài vật nhân từ, theo dân gian, khi di chuyển, lân luôn tránh giẫm đạp lên các loài sinh vật hay cỏ mềm dưới chân. Loài Lân, có tên gọi khách là Nhân thú, không ăn thịt và không hãm hại sinh vật bao giờ, đặc biệt là nó không bao giờ uống nước bẩn và lân chỉ ăn cỏ. Kỳ lân khi xuất hiện thường báo điềm lành, dự báo sự bình an thịnh vượng. Chúng mang hình mạo kỳ dị, hình tượng nghệ thuật được tạo nên bởi trí tưởng tượng của người xưa và mang ý nghĩa tâm linh to lớn.

Quy – Linh vật trường tồn

Quy là linh vật được hợp lại bởi cả âm lẫn Dương. Với chiếc mai ở dưới phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai trên khum khum tượng trưng cho trời (dương). Quy với hình tượng con rùa tượng trưng cho hạnh phúc, sức chịu đựng và phát triển.

Linh vật Quy tượng mang lại ý nghĩa trường thọ, an khang thịnh vượng, thuận lợi về tài lộc, trấn trạch. Hình tượng rùa còn tượng trưng sự trường tồn và bất diệt. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng biểu tượng cho sự trường tồn của Phật giáo.

Phụng (Phượng) – Linh vật bất tử

Phượng Hoàng là linh vật kết hợp từ những đặc điểm đẹp đẽ nhất của nhiều loài chim: đầu gà, cổ cao của chim hạc và bộ đuôi rực rỡ của công. Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa riêng của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, đôi mắt tượng trưng cho mặt trời, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, long là cây cỏ. Vì vậy phụng là hình tượng của thanh nhân và hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố Dương, biểu tượng cho vua chúa, thì phụng lại mang yếu tố âm biểu tượng cho hoàng hậu.

 Ảnh 2: Ý nghĩa của bốn linh vật trong tứ bất tượng (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Ý nghĩa của bốn linh vật trong tứ bất tượng (Nguồn: Internet)

Cách bài trí phong thuỷ của tượng tứ bất tượng

Thần tứ bất tượng thường hay được bày trong phòng khách, phòng làm việc hoặc văn phòng để mang lại phong thuỷ là những điều đại cát đại lợi cho gia chủ. Hình tượng tứ bất tượng là không thể tách rời. Với mỗi gia chủ sẽ khác nhau về mệnh, tuổi tác, phong thủy của căn nhà mà sẽ có cách đặt tượng khác nhau. Mặc dù vậy vẫn có những lưu ý chung như dưới đây:

  • Bộ tượng được đặt ở mặt bàn phòng khách, bàn làm việc hoặc một chiếc bàn cao là những vị trí đặt tượng tốt nhất. Độ cao của chiếc bàn khoảng hơn 1m, ngang tầm người của gia chủ, tránh đặt quá cao hoặc quá thấp sẽ không thẩm mỹ.
  • Bộ tượng có thể đặt đối diện hoặc hơi chếch chéo với cửa chính hoặc cửa sổ, làm sao để có thể nhìn được tượng xung quanh tổng thể.
  • Lưu ý không đặt tượng tại những vị trí nơi thờ cùng hoặc phòng cá nhân trong gia đình phong thủy sẽ không được thuận lợi. Đặc biệt không được phép đặt tượng ở phòng có em bé bởi chúng sẽ làm trẻ sợ hãi và ma mị nhiều, rất không tốt cho trẻ em.
 Ảnh 3: Cách bài trí phong thuỷ của tượng tứ bất tượng (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Cách bài trí phong thuỷ của tượng tứ bất tượng (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Tứ Linh Và Những Điều Cần Biết Trong Phong Thủy

Trên đây là những thông tin về tứ bất tượng – Long, Lân, Quy, Phụng mà các bạn nên nắm được khi bài trí phong thủy trong gia đình. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã nắm rõ được nguồn gốc và ý nghĩa phong thuỷ của thần tứ bất tượng, từ những cơ sở này để lựa chọn được loại tượng phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục tư vấn phong thủy.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật