Tình thế “nước sôi lửa bỏng", Indonesia còn giáng đòn chí mạng vào thị trường dầu ăn toàn cầu

Thứ sáu, 13/05/2022-09:05
Trong khi tình trạng thiếu hụt dần ăn cục bộ và giá tăng vọt trên thị trường thế giới thì Indonesia đưa ra thông báo sẽ cấm xuất khẩu dầu ăn càng làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mùa màng trên khắp thế giới.

Theo Tổ Quốc, Bloomberg đưa tin rằng khủng hoảng địa chính trị ở Đông Âu làm cho nguồn cung dầu ăn thế giới, vốn đã bị "siết chặt’ càng trở lên khan hiếm. Điều này, khiến cho cuộc khủng hoảng đói nghèo trên thế giới nặng nề hơn bao giờ hết.

Indonesia giáng thêm đòn đau khi dừng xuất khẩu dầu cọ giữa tình hình "nước sôi lửa bỏng" này, lạm phát tăng cao, thời tiết khắc nghiệt và khan hiếm nguồn cung.

Đòn giáng từ Indonesia

Nông sản toàn thế giới bị trì trệ sau sự kiện tháng 2 ở Đông Âu khoảng hai tháng, trong bối cảnh thiếu hụt cục bộ và giá tăng cao, Indonesia tuyên bố sẽ đóng cửa xuất khẩu dầu ăn làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trên khắp thế giới.


Nguồn cung dầu ăn của Indonesia cho thế giới là không thể thay thế
Nguồn cung dầu ăn của Indonesia cho thế giới là không thể thay thế

Ấn Độ và Trung Quốc - là hai khách hàng mua dầu lớn nhất thế giới, 1/3 xuất khẩu dầu thực vật cho toàn cầu thuộc về Indonesia.

Theo công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia Hà Lan Rabobank, ông Carlos Mera nói: "Nguồn cung dầu ăn của Indonesia cho thế giới là không thể thay thế. Điều này chắc chắn là đòn giáng lớn".

Indonesia là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, và cũng là loại dầu ăn được thế giới tiêu thụ nhiều nhất.

Không chỉ có Indonesia

Dầu đậu nành, loại dầu có thể thay thế cho dầu cọ đã tăng vọt lên mức giá cao nhất kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp khi có lệnh cấm hồi tháng 4 của quốc gia Đông Nam Á.

Ở vương quốc Anh, các loại dầu ăn như hướng dương, ô-liu và hạt cải đang được một số các siêu thị hạn chế mua.

Thị trường dầu hướng dương trở lên hỗn loạn khi Nga có động thái hồi tháng 2 và các nguồn cung cấp dầu thực vật khác sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhiên liệu sinh học, các sản phẩm chăm sóc cá nhân… đang bị siết chặt.

Với thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới thúc đẩy nhiều lo ngại thiếu hụt của các nhà sản xuất dầu ăn lớn trên thế giới.
Tình trạng thời tiết khô hạn kéo dài khiến cho sản lượng đậu nành của nhà sản xuất lớn nhất thế giới là Nam Mỹ giảm đáng kể.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sản lượng dầu hạt cải và nguồn cung có sẵn tại Canada cũng sụt giảm do tình trạng hạn hán tại nước này.

Tình trạng lạm phát ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu trộn salad và sốt mayonnaise đang trở nên nghiêm trọng bởi nguồn cung bị hạn chế và giá cả ngày càng tăng cao. Đối với, những quốc gia như Ấn Độ chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trầm trọng.

Bởi giá dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải thường đắt hơn cho nên đa số họ chỉ nhập khẩu loại dầu cọ.

 “Chúng tôi rất bàng hoàng trước tuyên bố này của Indonesia và không mong muốn một lệnh cấm này xảy ra”, theo chủ tịch Hiệp hội chiết xuất dung môi và tập đoàn thương mại dầu ăn của Ấn Độ, ông Atul Chaturvedi, cho biết.

Việc sử dụng đất nông nghiệp cho sản xuất nhiên liệu cũng tạo ra một cuộc tranh cãi lớn nhất trong một thập kỷ bởi chi phí lương thực chính thì tăng cao.

Hiệp hội các nhà làm bánh Mỹ đang cảnh báo về các giá hàng tạp hóa trở lên trống rỗng. Những thay đổi về giá cả có thể dẫn tới sự hỗn loạn trong xã hội, đặc biệt là ở Ấn Độ, theo chuyên gia Brice Dunlop tại Fitch Solutions cảnh báo: "Nhiều vụ bạo động do tình trạng thiếu hụt thực phẩm xảy ra ở Ấn Độ, trong khi dầu thực vật lại là thành phần không thể thiếu của nhiều món ăn ở quốc gia này".

Căng thẳng giữa lương thực thực phẩm và nhiên vật liệu nổ ra ở các khu vực khác, trong đó có cả Indonesia.

Theo giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa tại Mintec - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dữ liệu giá cả hàng hóa toàn cầu ở Anh, ông Tosin Jack cho rằng, tuyên bố mới nhất của Indonesia sẽ khiến tình trạng lạm phát thực phẩm vốn đã ở mức cao kỷ lục ngày càng trầm trọng.

Nhất là các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, càng lao đao trước hành động này của Indonesia.
Không chỉ mình Indonesia, mà các chính phủ khác cũng bắt đầu vào cuộc. Nhằm hạn chế xuất khẩu, kiểm soát giá và ngăn ngừa sự đầu cơ tích trữ. Tuy vậy, những hành động này cũng trên không thể làm cho giá cả ngừng tăng cao, vì vậy bắt buộc người tiêu dùng đành phải cắt giảm chi tiêu.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ đầu năm 2021, giá dầu đậu nành Mỹ đã tăng gần hai lần, do nhu cầu nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học cao hơn. Và sau sự kiện tháng 2 ở Đông Âu, giá cả tăng lên mức cao kỷ lục, làm cho các chuyến hàng dầu hướng dương chịu ảnh hưởng và đòi hỏi nhu cầu về thay thế các mặt hàng.

Khi hạn hán khiến cây trồng trên khắp các thảo nguyên Bắc Mỹ tàn phá, thì dầu hạt cải của Canada đã đạt mức giá cao nhất mọi thời đại vào năm trước.

Trong năm qua, ở châu Á dầu cọ đã tăng khoảng 50% và châu Âu với mức tăng dầu hạt cải là 55%.

Một nhà phân tích độc lập, John Baize cũng là chuyên gia tư vấn cho hãng đậu tương Mỹ cho biết, "Cho dù giá dầu cao kỷ lục, thì nhu cầu tiêu dùng dầu thực vật đạt mức cao, bởi dầu thực vật là nguyên liệu cần thiết cho việc chế biến thức ăn ở toàn bộ các quốc gia và nhất là Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh".

Việc Indonesia hạn chế xuất khẩu dầu cọ là một "vấn đề lớn" hi vọng điều này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Lệnh cấm của Indonesia hiện tại còn làm giấy lên e ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và giá cả tăng nhanh tại quốc gia này. Bởi nếu tình trạng khủng hoảng trên thế giới tiếp tục kéo dài thì các chính phủ khác rất có thể đưa ra động thái như vậy.

Chuyên gia Mera của Rabobank nói: "Một vài sản phẩm khác có thể bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu. Điều này rất có thể khiến mối lo ngại ngày càng lớn hơn".

Theo: Tổ Quốc
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

13 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

15 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

15 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

19 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

20 giờ trước