Thị trường chứng khoán hôm nay 31/1: Cổ phiếu ngân hàng bứt phá giúp VN-Index đảo chiều ngoạn mục

Thứ ba, 31/01/2023-17:01
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngược dòng ngoạn mục trong phiên cuối cùng của tháng 1. Dòng tiền nhập cuộc sau 14h ở nhóm cổ phiếu lớn đã giúp thị trường sôi động và đóng cửa tăng điểm tích cực.

VN-Index đảo chiều bất ngờ nhờ cổ phiếu ngân hàng

Theo Tin nhanh chứng khoán, trong phiên hôm qua (30/1), việc áp lực bán gia tăng tập trung ở nhóm ngân hàng đã khiến thị trường giảm sâu, chỉ số VN-Index lùi về sát mốc 1.110 điểm, qua đó ngắt chuỗi tăng điểm 8 phiên liên tiếp. 

Sang phiên sáng nay (31/1), nhịp điều chỉnh từ sớm cùng với việc VN-Index ngày một đuối sức trước sức ép của dòng bank khi hầu hết các mã cổ phiếu nhóm này giảm điểm đã khiến thị trường kết phiên với mức giảm tương đối mạnh.

Những tưởng thị trường sẽ có thêm một phiên giảm thì bất ngờ chỉ số VN-Index đã đảo chiều ngoạn mục. Ngay trước khi bước vào phiên chiều, dòng tiền đã ồ ạt chảy vào các cổ phiếu ngân hàng, qua đó giúp nhóm này đồng loạt quay đầu tăng điểm.

Sự tích cực từ nhóm cổ phiếu nhà băng đã lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khách như bất động sản, chứng khoán, vật liệu xây dựng, sắt thép... kéo VN-Index tăng một mạch qua tham chiếu và kết phiên ở mức cao nhất ngày vượt 1.111 điểm. Ngoài ra, một điểm tích cực nữa là thanh khoản thị trường tiếp tục ghi nhận ở mức cao, tương đương thanh khoản cao nhất 1 tháng xác lập phiên trước đó.

Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 258 mã tăng và 149 mã giảm, VN-Index tăng 8,61 điểm (+0,78%) lên 1.111,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 748,42 triệu đơn vị, giá trị 13.600,65 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 94,83 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.866 tỷ đồng.


VN-Index tăng gần 9 điểm. Nguồn FireAnt
VN-Index tăng gần 9 điểm. Nguồn FireAnt

Chốt phiên, sàn HNX có 105 mã tăng và 56 mã giảm, HNX-Index tăng 1,65 điểm (+0,65%) lên 219,27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 88,24 triệu đơn vị, giá trị 1.323,02 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 2,47 triệu đơn vị, giá trị hơn 113 tỷ đồng.

Đóng cửa, với 173 mã tăng và 117 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (+0,58%) lên 75,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,62 triệu đơn vị, giá trị 481,43 tỷ đồng, giảm 21% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên 30/1. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Phiên hôm nay, cổ phiếu bluechip chìm trong sắc đỏ vào phiên sáng, nhưng bật tăng mạnh vào cuối phiên. Đóng cửa, nhóm VN30 có 20 mã tăng và 10 mã giảm. Trong đó, STB tăng tốt nhất với mức tăng 4,8% lên 27.100 đồng/cổ phiếu; TPB tăng 4,6% lên mức 25.000 đồng/cổ phiếu, SSI tăng 2,9%, VJC ghi nhận tăng 2,9%, ACB có thêm 2,6%, CTG tăng 2,5%, TCB tăng 2,4%, HDB tăng 2,2%, VCB tăng 2,2%, VIB tăng 2,2%, NVL tăng 1,8%, HPG tăng 1,6%, MBB tăng 1,6%, BID tăng 1,3%, GVR tăng 1,2%, PRD tăng 1,1%. Còn các mã: POW, MWG, KDH, VPB tăng từ 0,4 đến 1%.

Ở chiều ngược lại, VNM là mã giảm sâu nhất trong nhóm này khi để mất 2,9% xuống 77.100 đồng/cổ phiếu, tiếp đến VHM giảm 1,2%, VIC giảm 1%. Các mã còn lại như BVH, FPT, GAS, VRE, SAB, PLX, MSN giảm từ 0,2% đến 0,9%.


Sắc xanh bao phủ khắp các nhóm ngành. Nguồn Vietstock
Sắc xanh bao phủ khắp các nhóm ngành. Nguồn Vietstock

Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng giao dịch tiêu cực ở phiên sáng, nhưng bứt phá mạnh ở cuối phiên. Ngoại từ SSB giảm 0,1%, EIB dừng ở giá tham chiếu, các mã còn lại đều tăng. Bên cạnh các mã trụ cột nằm trong nhóm VN30 như ACB, BID, CTG, HDB, MBB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB đã kể trên, các mã vừa và nhỏ như LPB tăng 2,1%, MSB tăng 0,4%, OCB tăng 1,3%, SHB tăng 0,9%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng khởi sắc, bên cạnh SSI, các mã BSI tăng 4,8%, FTS tăng 4,8%, CTS tăng 3,8%, HCM tăng 3,7%, VCI tăng 2%, VND tăng 1,8%, VIX tăng 1,7%, ORS tăng 1,5%, VDS tăng 0,7%, AGR tăng 0,5%, trong khi đó, TVB và TVS dừng ở tham chiếu. Ngược lại, chỉ có APG giảm 2,5%.

Cổ phiếu bất động sản ghi nhận một số mã tăng khá tốt như KHG và PTL cùng tăng trần, CKG tăng 6,4%, DXS tăng 5,8%, HTL tăng 5,1%, DXG tăng 3,5%.

Cổ phiếu hàng không "cất cánh" khi VJC và HVN lần lượt có thêm 2,92% và 1,81% giá trị. 

Khối ngoại bất ngờ "quay xe" bán ròng hơn trăm tỷ

Trái với diễn biến khởi sắc của thị trường chung, khối ngoại bất ngờ bán ròng với tổng giá trị 116 tỷ đồng trên toàn thị trường sau 6 phiên mua ròng mạnh mẽ. 

Cụ thể, trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị xấp xỉ 119 tỷ đồng. Trong đó, VNM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 157 tỷ đồng, ST8 xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng mạnh trên HoSE với 80 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng bán ròng cổ phiếu DGC và VHM với giá trị lần lượt 63 tỷ và 36 tỷ đồng. 

Ở chiều ngược lại, HPG tiếp tục là lựa chọn ưa thích của khối ngoại khi được mua ròng mạnh nhất phiên hôm nay với giá trị 173 tỷ đồng, theo sau đó là 2 cổ phiếu chứng khoán SSI, HCM cũng được mua ròng hơn 23 tỷ đồng mỗi mã.


Khối ngoại "quay xe" bán ròng hơn trăm tỷ sau 6 phiên mua ròng liên tiếp
Khối ngoại "quay xe" bán ròng hơn trăm tỷ sau 6 phiên mua ròng liên tiếp

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ khoảng 6 tỷ đồng. Cụ thể, cổ phiếu IDC được mua ròng mạnh nhất khoảng 2 tỷ đồng. Xếp tiếp theo là các mã SHS, PVI, HUT, CEO đều được mua ròng xấp xỉ 1 tỷ đồng mỗi cổ phiếu. Diễn biến trái chiều, PVS bị bán ròng khoảng 1 tỷ đồng.

Trên UPCoM, nhà đầu tư ngoại hôm nay bán ròng gần 3 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VTP bị bán mạnh nhất với giá trị 4 tỷ đồng, theo sau đó là LTG, ACV bị khối ngoại bán ròng từ 1-2 tỷ đồng. Ở chiều mua, MCH được mua ròng mạnh nhất 2 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng mua ròng tại BSR (1 tỷ đồng), VEA (1 tỷ đồng),...

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều tăng với VN30F2302 đáo hạn gần nhất là ngày 16/2 tăng 15,2 điểm (+1,4%) lên 1.125 điểm, khớp lệnh 215.071 đơn vị, khối lượng mở 45.130 đơn vị.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

3 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

3 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

3 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

4 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

4 giờ trước