Thị trường chứng khoán hôm nay 16/5: Diễn biến phân hóa, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”

Thứ ba, 16/05/2023-18:05
Thị trường chứng khoán hôm nay trải qua phiên giao dịch lình xình trong biên độ hẹp. Chỉ số VN-Index dù giữ được sắc xanh trong phiên sáng, nhưng áp lực bán xuất hiện từ giữa phiên chiều đã khiến chỉ số chính giằng co quanh tham chiếu và mất sạch thành quả tăng điểm đầu phiên.

VN-Index kịp “thoát hiểm” cuối phiên

Theo Nhịp sống thị trường, thông tin chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII và việc ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm đã phần nào tạo đà tâm lý tốt cho các nhà đầu tư tham gia vào phiên giao dịch hôm nay.

Ngay từ khi mở cửa, chỉ số VN-Index đã tăng liền 3 điểm. Trái ngược với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư trước đó, dòng tiền vào thị trường đã sụt giảm tới một phần ba, tổng giá trị khớp lệnh trên 2 sàn giảm tới 35% so với sáng hôm qua. Cùng với áp lực bán đã chặn đứng đà tăng của hầu hết các chỉ số, VN-Index liên tục giao dịch giằng co. 

Phải tới nửa cuối phiên sáng, chỉ số chính mới dần hồi phục lại nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt và tạm kết phiên sáng tăng nhẹ gần 3 điểm. Tuy nhiên, bước sang phiên chiều thị trường giao dịch càng xấu dần và có dấu hiệu chốt lời tăng cao. VN-Index liên tục giằng co, thậm chí nhiều lần xuống dưới tham chiếu.

Đến khoảng 14h20 ngay sau nhịp giảm sâu nhất trong ngày là 1.063 điểm, chỉ số VN-Index mới dần hồi phục. Dù lực bán không còn mạnh, nhưng bên mua cũng không hào hứng khiến chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,2 điểm thoát phiên.

Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 169 mã tăng và 200 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 0,2 điểm (+0,02%), lên 1.065,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 681,3 triệu đơn vị, giá trị 11.282 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 18% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 89,2 triệu đơn vị, giá trị 1.643,8 tỷ đồng.


VN-Index “thoát hiểm” vào cuối phiên. Nguồn FireAnt
VN-Index “thoát hiểm” vào cuối phiên. Nguồn FireAnt

Trên sàn HNX có 80 mã tăng và 88 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,13%), lên 214,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 93,2 triệu đơn vị, giá trị 1.414,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 8 triệu đơn vị, giá trị 113,1 tỷ đồng.

Chốt phiên, chỉ số UpCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,22%), lên 80,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,8 triệu đơn vị, giá trị 492 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,56 triệu đơn vị, giá trị hơn 7 tỷ đồng.

Khối cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 trở thành tác nhân gây sức ép lên thị trường trong phiên hôm nay khi có đến 13 mã giảm giá, đa phần đều rơi vào các mã chủ lục như: VIC, VPB, MSN,... Trong đó, riêng VIC phiên hôm nay đã quay đầu giảm mạnh và lấy đi của chỉ số chính tới 1,4 điểm. Trong khi đó, hai siêu trụ VCB và VHN chỉ thu về 1,5 điểm.

Dòng tiền hôm nay trở thành tác nhân chính khiến thị trường giằng co và không thể bật tăng mạnh. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn giảm 2.000 tỷ đồng so với phiên trước, chỉ còn 13,3 nghìn tỷ đồng. Trên HoSE, giá trị giao dịch xuống còn 11,3 nghìn tỷ đồng với 681,3 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên.

Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng hôm nay diễn biến khá ảm đạm khi đa phần đều biến động với biên độ hẹp dưới 1% với 10 mã tăng giá, 1 mã đứng giá tham chiếu và trên 9 mã giảm giá. Một số cổ phiếu ghi nhận biến động tích cực như STB +1,48%, VCB +0,98%, SHB +0,87%,… trong khi VPB -1,01%, SSB -1,46%, MSB -1,22%,…


Cổ phiếu diễn biến phân hóa. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu diễn biến phân hóa. Nguồn Vietstock

Đối với nhóm bất động sản, sau phiên tăng mạnh trước đó, VIC hôm nay quay đầu giảm tới 2,76%. Sắc đỏ và sắc xanh khá cân bằng với 30 mã tăng giá, 1 mã tăng kịch trần là BII, 12 mã đứng tham chiếu còn lại 35 mã giảm giá. Trong đó, VHM +0,97%, NVL +1,11%, DIG +3,96%, NLG +1,06%, DXG +2,47%,… là các cổ phiếu nổi bật tăng mạnh nhất trong nhóm.

Tương tự, cổ phiếu chứng khoán đa số cũng dao động không mấy đáng kể, ngoại trừ VIX bất ngờ tăng kịch trần.

Nhóm cổ phiếu ngành điện hưởng ứng tích cực sau thông tin chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII, nhóm này ghi nhận POW +1,5%, S4A +1,4%, SBA +0,82%, DTK +1%,… Tuy nhiên, nhìn chung sức tăng trong nhóm này không quá tích cực khi nhiều mã còn lại vẫn đứng tham chiếu hoặc giảm giá như PGV -0,65%, PPC -0,32%,…

Khối ngoại tiếp đà bán ròng nhẹ

Giao dịch khối ngoại hôm nay lại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng khoảng 22 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 26 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều bán, KBC và CTG là hai cái tên chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 43 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo là VNM, DPM, BMI với giá trị bán hàng chục tỷ đồng mỗi mã. 

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu quốc dân HPG hôm nay được mua ròng mạnh nhất với giá trị 57 tỷ đồng. Ngoài ra, xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng trên HoSE là VRE với 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại cũng mua ròng VHM, PVD, VIC với giá trị dưới 30 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.


Khối ngoại tiếp đà bán ròng nhẹ, tập trung "gom" HPG
Khối ngoại tiếp đà bán ròng nhẹ, tập trung "gom" HPG

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 15 tỷ đồng. Trong đó DTD hôm nay được mua 15 tỷ đồng, tương tự, TNG, DDG, MBS cũng đồng loạt được mua ròng với giá trị vài tỷ đồng. Ngược lại, IDC và PVS hôm nay bị bán ròng mạnh nhất khoảng 2-3 tỷ đồng, ngoài ra còn có APS, TDN, BVS…

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 12 tỷ đồng. Ở chiều bán, cổ phiếu VTP hôm nay bị bán ròng khoảng 6 tỷ đồng, QNS cũng bị bán 5 tỷ đồng. Diễn biến ngược chiều, cổ phiếu LTG nằm trong danh sách mua ròng mạnh trên sàn này với giá trị 3 tỷ đồng, còn lại các mã như MPC, PHP, MFS,... cũng được mua với giá trị vài trăm triệu đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Hoàng Anh Gia Lai dự kiến IPO Công ty Chăn nuôi Gia Lai

2 giờ trước

Hà Nội: Đông Anh sẽ được đầu tư 8.000 tỷ giúp khép kín Vành đai 3

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Cẩn trọng với hoạt động thổi giá bất động sản

4 giờ trước

Rủi ro VN-Index giảm sâu không cao, nhà đầu tư cần chọn đúng cổ phiếu và giữ một tỷ trọng nhất định

5 giờ trước

KFC dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu F&B tốt nhất Việt Nam

5 giờ trước