Thị trường chứng khoán hôm nay 13/6: Cổ phiếu la liệt nằm sàn, VN-Index "bốc hơi" 57 điểm phiên đầu tuần

Thứ hai, 13/06/2022-16:06
Tâm lý tiêu cực từ thị trường quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán trong nước hôm nay. Áp lực bán tháo xuất hiện dày đặc ở các nhóm ngành quan trọng và khiến các chỉ số ngày càng mở rộng đà rơi.

VN-Index "bốc hơi" 57 điểm

Theo Nhịp sống kinh tế, thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần qua đã giảm mạnh sau thông tin lạm phát của Mỹ cao nhất hơn 40 năm, tăng tới 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, và thậm chí còn cao hơn mức dự báo của các chuyên gia, là 8,3%.

Theo đó, làn sóng bán tháo lan rộng trên thị trường, khiến gần như toàn bộ cổ phiếu trong nhóm Dow Jones chốt phiên trong sắc đỏ. Tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm/cổ phiếu tăng điểm trên sàn New York là 5:1.

Dữ liệu lạm phát được công bố đã làm dấy lên lo ngại về "cơn bão" suy thoái đang ập đến với nền kinh tế số 1 thế giới, không chỉ từ phía nhà đầu tư mà cả từ đông đảo người dân quốc gia này. Theo thống kê sơ bộ của Đại học Michigan cho thấy, chỉ số đo lường tâm lý người tiêu dùng đã rớt xuống ngưỡng thấp kỷ lục trong tháng 6.

Thông tin lạm phát Mỹ đã ảnh hưởng đến chứng khoán Châu Á sáng đầu tuần ngày 13/6. Cụ thể, chỉ số Hang Seng giảm 3,2%, Nikkei 225 giảm hơn 3%, Kosspi giảm 3,5%...

Chung đà giảm của thị trường tài chính toàn cầu, chứng khoán Việt Nam cũng giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 13/6.

Chốt phiên, sàn HoSE chỉ có 38 mã tăng (4 mã tăng trần) và 458 mã giảm (163 mã sàn), VN-Index giảm 57,04 điểm (-4,44%), xuống 1.227,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 733,45 603 triệu đơn vị, giá trị 18.523,28 tỷ đồng, tăng 21,63% về khối lượng và 9,24% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 10/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24 triệu đơn vị, giá trị 757,4 tỷ đồng.


Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 13/6. Nguồn TradingView
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 13/6. Nguồn TradingView

Sàn HNX chỉ còn 17 mã tăng trong khi có tới 215 mã giảm, HNX-Index giảm 18,08 điểm (-5,9%) xuống 288,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 98,1 triệu đơn vị, giá trị 2.135,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,41 triệu đơn vị, giá trị hơn 601,74 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu đến từ hơn 16 triệu cổ phiếu THD, trị giá hơn 564 tỷ đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 3,19 điểm (-3,4%), xuống 90,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 70,97 triệu đơn vị, giá trị 1.500,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,6 triệu đơn vị, giá trị 24,46 tỷ đồng.

Thị trường ngập trong sắc đỏ với 919 mã giảm giá

Thị trường chứng khoán hôm nay ngập trong sắc đỏ với tổng cộng 919 mã giảm giá (trong đó có 236 mã giảm sàn). Trong khi đó số mã tăng giá chỉ ghi nhận 112 đơn vị và thêm 71 mã đứng tại tham chiếu.

Áp lực bán tháo khiến thanh khoản thị trường có nhích lên 10% so với cuối phiên giao dịch cuối tuần trước đạt giá trị khớp lệnh gần 21.000 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 186 tỷ đồng trên HoSE trong phiên thị trường lao dốc.

Phiên hôm nay, nhóm vốn hóa lớn là "tội đồ" chính khi hàng loạt cổ phiếu trụ giảm giá dữ dội. Rổ VN30 ghi nhận mức giảm gần 65 điểm (-4,89%) với 29/30 mã giảm giá, trong đó thậm chí có đến 7 mã quan trọng đã giảm kịch sàn.

Những mã kết phiên trong sắc xanh lơ là BVH, CTG, GVR, PNJ, SSI, TPB và VPB. Ngoài ra còn một số cổ phiếu trụ khác cũng đã rơi về sát giá sàn là MSN rơi 6,8% hay PLX, MBB và MWG cùng mất 6,7%, VHM giảm 3,4%... Riêng top 10 cổ phiếu tác động xấu nhất đã làm mất hơn 22 điểm của thị trường.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Hàng loạt nhóm cổ phiếu có tỷ trọng quan trọng đã rơi vào áp lực giảm sàn. Ở nhóm ngân hàng, hàng loạt mã giảm kịch sàn như VPB, CTG, VIB, TPB, OCB, MSB. Các cổ phiếu còn lại cũng đa phần giảm trên 5%, như BID, TCB, MBB, ACB, HDB, STB, SHB, LPB. Riêng EIB tăng 1,64%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng la liệt "lau sàn" với sự góp mặt của VND, SSI, VCI, HCM, VIX, FTS, BSI, ORS, AGR, CTS, VDS, APG.

Cổ phiếu bất động sản không thoát khỏi xu hướng chung. Mặc dù các cổ phiếu vốn hóa lớn đều "đỏ lửa" như VIC giảm 2,05%, VHM giảm 3,37%, NVL giảm 1,3%, BCM giảm 4,23%, VRE giảm 4,92%... nhưng vẫn còn chưa bi đát bằng các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn, bởi hầu hết đều giảm kịch biên độ.

Cổ phiếu xuất khẩu (thủy sản, dệt may) cũng trong trạng thái tiêu cực khi các mã ACL, TCM, IDI, VHC, CMX, FMC, MSH đều giảm kịch sàn. Cổ phiếu thép ghi nhận có HSG, NKG, TLH và cổ phiếu phân bón DPM, DCM, LAS, BFC rơi về giá sàn. Cổ phiếu hàng hải có HAH, VSC, VOS, PVT giảm hết biên độ.

Tình trạng bán tháo cũng xuất hiện ở nhóm đầu cơ. Nhóm FLC Group ghi nhận FLC, ROS, HAI, AMD giảm kịch sàn. Họ Louis ghi nhận TGG, BII, SMT trắng bên mua. Họ Apec có APS, IDJ rơi tối đa 10%. Nhóm Tasco có HUT, NVT, VC9 giảm sàn...

Chiều kéo tỏ ra khá yếu ớt khi chỉ có nhóm cổ phiếu ngành sản xuất điện giữ được sắc xanh. POW dẫn đầu tăng giá 1,7% lên 15.250 đồng; tiếp đến là VSH và NT2 cùng có thêm 3% giá trị, KHP tăng 2,3%.

Bên cạnh đó, một số mã gây chú ý như EIB của Eximbank bất ngờ đi ngược tăng giá 1,6% lên 30.900 đồng là mã có tác động tốt nhất. BBC của Bibica bất ngờ tăng trần lên 90.000 đồng, PDN của Cảng Đồng Nai lên tăng 7%, cổ phiếu ngành nước TDM có thêm 1,3%.


Có đến 235 mã giảm sàn trong phiên chiều 13/6. Nguồn Vietstock
Có đến 235 mã giảm sàn trong phiên chiều 13/6. Nguồn Vietstock

Trước phiên giao dịch, đội ngũ phân tích tại các đơn vị chứng khoán cũng dự báo thị trường nhiều khả năng sẽ giảm điểm theo quán tính và diễn biến cũng phụ thuộc vào thông tin lạm phát của Mỹ. 

Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường có thể sẽ điều chỉnh ở các phiên giao dịch đầu tuần. Rủi ro từ thị trường thế giới gia tăng dần và có thể tác động tiêu cực lên xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhận định sau một tháng căn mua và chờ chốt lời thì diễn biến thị trường đã xấu trở lại. Đơn vị khuyến nghị ưu tiên căn bán, hạn chế việc mua mới trong tuần này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Hà Nội dự kiến mở rộng gấp đôi đường Láng, đi 2 tầng, tổng mức đầu tư 21.000 tỷ đồng

9 giờ trước

Vốn FDI được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế

10 giờ trước

Dabaco dự kiến huy động được hơn 1.330 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và ESOP

10 giờ trước

Chứng khoán MBS: Quý II/2024, lãi suất đầu vào sẽ “tạo đáy”

10 giờ trước

Các startup công nghệ “kỳ lân” đang rất bấp bênh

13 giờ trước