Thị trường BĐS chững, cơ hội dành cho người mua nhà có dễ dàng hơn?

Thứ tư, 10/08/2022-09:08
Theo chuyên gia, trong bối cảnh thị trường chững lại, nếu nhanh nhẹn người mua có thể nắm bắt được nhiều lựa chọn. Bởi doanh nghiệp bất động sản đang hỗ trợ người mua rất nhiều trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, nếu có tiền nhàn rỗi thì thời điểm này nên mua một bất động sản mà mình yêu thích, với tầm nhìn trong vòng 2-3 năm.

Người mua nhà được hưởng nhiều quyền lợi khi nguồn cung nhà ở tiếp tục đi xuống?

Theo Nhịp sống kinh tế, chia sẻ về cơ hội cho người mua nhà, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, thời điểm thị trường khó khăn chính là cơ hội cho người mua nhà chọn được bất động sản dễ dàng hơn. 

"Trong bối cảnh thị trường chững lại, nếu nhanh nhẹn người mua có thể nắm bắt được nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp BĐS đang hỗ trợ người mua rất nhiều trong bối cảnh hiện nay. Nếu có tiền nhàn rỗi thì thời điểm này nên mua một BĐS mà mình yêu thích, với tầm nhìn trong vòng 2-3 năm", ông Quang nhấn mạnh.

Theo ghi nhận cho thấy, cơ hội mua nhà sơ cấp lúc này "rộng cửa" hơn trước, bởi khi thị trường chững lại, người mua không phải chịu áp lực nhiều về sự "nóng sốt" hay tranh giành suất mua. Đối với căn hộ trên thị trường sơ cấp, người mua sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ về chính sách thanh toán, những điều này hiếm khi xuất hiện trong bối cảnh thị trường bình thường hay sôi động. Đây được xem là cơ hội tốt dành cho người mua nhà.


Chuyên gia cho rằng, lúc thị trường khó khăn chính là cơ hội cho người mua nhà chọn được BĐS dễ dàng hơn
Chuyên gia cho rằng, lúc thị trường khó khăn chính là cơ hội cho người mua nhà chọn được BĐS dễ dàng hơn

Nhìn chung, lợi thế của thị trường sơ cấp hiện nay đó là được chủ đầu tư hỗ trợ "mạnh tay" về chính sách. Trong khi điều này không thấy ở thị trường thứ cấp. Do đó, khi thị trường bất động sản thứ cấp thời gian qua có dấu hiệu chững lại, thậm chí "hụt giá" thì giá sơ cấp vẫn tăng đều nhịp.

Tại thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh, một số dự án sơ cấp đang chào bán giai đoạn này vẫn nhận được sự quan tâm đáng kể, phần lớn đến từ chính sách hỗ trợ của chủ đầu tư. Đơn cử, mới đây Nam Long Group chào bán block mới giai đoạn 2 dự án Akari City tại khu Tây TP. Hồ Chí Minh với mức giá sơ cấp từ 45 triệu đồng/m2. Dự án ngay lập tức nhận được sự quan tâm khi chủ đầu tư này ra chính sách thanh toán 50% trong vòng 30 tháng đến khi nhận nhà. Trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, việc ra chính sách "mạnh tay" của chủ đầu tư giúp kéo được thanh khoản dự án, khi rất nhiều người phải cân đối dòng tài chính trước khi nghĩ đến việc mua nhà.

Hay như dự án Phú Đông Sky Garden của Phú Đông Group cũng ra chính sách "độc lạ" khi cam kết mua lại căn hộ với mức 12%/năm nếu khách hàng nhận nhà không hài lòng. Đây cũng là cách hỗ trợ khách hàng mua nhà trong bối cảnh lạm phát.

Hiện nay, một số dự án đang giới thiệu ra thị trường như Flora Panorama (giá dao động trên dưới 50 triệu đồng/m2); Urban Green (giá 60-65 triệu đồng/m2); King Crown Infinity (83-95 triệu đồng/m2); Lumiere Boulevard (63-70 triệu đồng/m2); Shizen Home (58-84 triệu đồng/m2); Zenity (150-160 triệu đồng/m2)… cũng tăng cường đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ trong giai đoạn này nhằm kéo lại sức mua của thị trường khi mà nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng.

Trong báo cáo thị trường bất động sản mới đây, chuyên gia DKRA Vietnam cho rằng, thị trường thứ cấp trong thời gian qua bị ảnh hưởng mạnh về sức cầu. Sức mua ở một số dự án giảm rõ nét, thậm chí một vài phân khúc có hiện tượng giảm giá trên thị trường thứ cấp. Đây cũng là thị trường khó cạnh tranh với thị trường sơ cấp do chủ đầu tư liên tục linh hoạt các chính sách bán hàng. Bên cạnh đó, mặc dù giá bất động sản sơ cấp vẫn giữ không giảm nhưng bù lại, người mua được hưởng nhiều chính sách từ phía chủ đầu tư khi thị trường khó khăn thanh khoản. Chính vì thế, các chuyên gia trong ngành đánh giá, cơ hội để mua nhà khi thị trường bất động sản chững lại sẽ rộng cửa hơn lúc thị trường ở trạng thái bình thường.


Trong bối cảnh lạm phát, việc ra chính sách "mạnh tay" giúp chủ đầu tư kéo được thanh khoản dự án
Trong bối cảnh lạm phát, việc ra chính sách "mạnh tay" giúp chủ đầu tư kéo được thanh khoản dự án

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang thì đưa ra quan điểm, bất động sản vẫn là kênh trữ tiền được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nào đó, khi thị trường "khựng" lại thì các chính sách của chủ đầu tư lại bật lên, đây cũng là cách để kéo thanh khoản dự án, thị trường. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khuyến cáo, người mua nhà nên mua khi giá cả phù hợp với thu nhập của mình, nếu thu nhập đảm bảo thì việc mua nhà thời điểm nào cũng hợp lý. Thời điểm hiện tại nên mua nhà để đáp ứng nhu cầu ở thực đúng theo thu nhập tương ứng, vừa sức với mình, chứ không nên mua vượt quá khả năng, rồi phải đi vay mượn.

Giá căn hộ sơ cấp chưa có dấu hiệu giảm

Theo đại diện JLL Việt Nam, giá bán sơ cấp tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Mặt bằng giá tại thị trường sơ cấp tăng 8,4% theo quý và 23,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3.173 USD/m2 trong quý 2/2022.

Nguyên nhân giá cơ cấp trung bình tăng mạnh chủ yếu do sự thay đổi trong giỏ hàng sơ cấp, được chiếm lĩnh bởi các dự án có giá bán cao trong khi các dự án giá thấp đã được bán hết. Ngoài ra, việc sơ sở hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư cũng như sự khan hiếm dự án phân khúc bình dân cũng góp phần vào xu hướng tăng giá.

"Tuy vậy, trong bối cảnh giữ nhịp giá bán tăng, nhiều Chủ đầu tư liên tục triển khai nhiều chương trình thanh toán linh hoạt về hỗ trợ lãi suất hay ân hạn nợ gốc cũng như các khoản chiết khấu hấp dẫn nhằm kích thích dòng tiền đầu tư", đại diện đơn vị này cho hay.

Cũng theo đơn vị này, nguồn cung mới của thị trường trong nửa cuối năm được kỳ vọng sẽ điều chỉnh giảm so với số dự báo đầu năm, trong bối cảnh nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép xây dựng dự án mới. Trong năm 2022, thị trường tăng trưởng ổn định hơn với dự kiến tổng nguồn cung mới đạt khoảng 25.000 căn với hơn 55% lượng mở bán mới chủ yếu tập trung tại Tp. Thủ Đức.

Giá bán kỳ vọng sẽ tăng nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn do động thái kiểm soát chặt rủi ro tín dụng vào một số dự án có tiềm ẩn rủi ro và số lượng nguồn cung mới cải thiện hơn so với hai năm đại dịch vừa rồi.

Còn theo CBRE Việt Nam, sau đại dịch Covid-19, bất động sản nhà ở vẫn được xem là kênh đầu tư bền vững đối với các nhà đầu tư trung và dài hạn tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, sau một quý trầm lắng với dưới 900 căn chào bán mới, thị trường đã chứng kiến nguồn cung mới tăng vọt trong quý 2/2022. Nguồn cung mới bùng nổ với 15.528 căn từ 12 đợt mở bán mới, vượt qua tổng nguồn cung mới của cả năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn năm 2019 đổ về trước. Trong đó, phân khúc cao cấp vẫn chiếm ưu thế trên thị trường khi chiếm 93% nguồn cung mới quý này. Trong khi đó, phân khúc trung cấp chỉ ghi nhận duy nhất một đợt mở bán mới, còn phân khúc bình dân gần như tuyệt chủng nguồn cung mới kể từ quý 1/2019.


Giá sơ cấp căn hộ chưa có dấu hiệu giảm. Ảnh minh họa
Giá sơ cấp căn hộ chưa có dấu hiệu giảm. Ảnh minh họa

"Tuy nhiên, căn hộ trung cấp đáp ứng đa số nhu cầu của người mua để ở là sản phẩm phổ biến nhất tại TP. Hồ Chí Minh với thị phần lên đến 41% trong tổng nguồn cung tích lũy toàn thị trường", đại diện CBRE Việt Nam nhấn mạnh.

Đơn vị này còn cho biết thêm, sự nâng cấp giá của các dự án tại khu vực vùng ven không chỉ góp phần thay đổi cơ cấu phân khúc sản phẩm mới mà còn là động lực tăng trưởng giá sơ cấp. Theo đó, giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.455 USD/m2, tăng 2,7% theo quý và 8,6% theo năm. Trong đó, phân khúc trung cấp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá ở khu vực ngoài trung tâm với mức tăng 1,9% theo quý và 7,0% theo năm trong khi giá của phân khúc hạng sang và cao cấp giảm từ 0,6 đến 3,8% so với quý 2/2021.

Trong khi đó, dù thị trường bất động sản chậm thanh khoản nhưng giá bất động sản đã hình thành mặt bằng mới. Câu chuyện giảm giá, cắt lỗ gần như vẫn chưa xuất hiện thời điểm này. Theo một số chuyên gia, nếu thời điểm này có một số nhà đầu tư rao bán cắt lỗ hay hạ giá bất động sản cũng không quá ngạc nhiên. Bởi, áp lực tài chính khiến họ khó gồng khi mà hoạt động mua bán im ắng, không thoát được hàng.

"Thực tế, giá bất động sản hiện nay đã thiết lập mặt bằng giá mới. Cho nên, những nhà đầu tư mua cách đây 1-2 năm sẽ hiếm có chuyện cắt dưới giá vốn. Đôi khi, đây chỉ là chiêu trò để nhà đầu tư ra hàng nhanh lúc thị trường khó khăn", vị chuyên gia cho biết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

14 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

16 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

16 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

20 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

21 giờ trước