SSI Research ghi nhận nhiều công ty top đầu ngành dược lãi cả trăm tỷ đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận gộp cao từ 30% - 70%

Thứ tư, 06/07/2022-22:07
Báo cáo cho thấy, trong TOP các doanh nghiệp niêm yết được lớn, so với tây dược thì đông dược dường như có phần yếu thế hơn về cả số lượng doanh nghiệp và lợi nhuận đạt được. Và dẫn đầu lợi nhuận ngành dược hiện nay là Dược Hậu Giang, xếp sau đó là Traphaco.

Theo Nhịp sống kinh tế, trong một báo cáo gần đây của SSI Research, hoạt động kinh doanh dược phẩm ít chịu ảnh hưởng hơn trong môi trường lạm phát cao với chi phí đầu vào ổn định so với các ngành khác. Cũng từ báo cáo tài chính của các công ty dược niêm yết tại Việt Nam, chi phí đầu vào bình quân của hầu hết các công ty dược phẩm đều có tỷ trọng khá tương đồng, chủ yếu trong đó chiếm 60% là chi phí nguyên vật liệu. Dù chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại được chia nhỏ thành nhiều loại hóa chất và dược phẩm khác nhau. Chính vì thế, cấu thành chi phí sản xuất viên thuốc cuối cùng sẽ rất phân mảnh và hoạt động kinh doanh dược phẩm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát và trừ khi có sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng nguyên - vật liệu. Song song với đó, mở cửa các chuyến bay quốc tế đã giúp đẩy nhanh các thương vụ M&A và duy trì mức định giá ngành ổn định trong thời kỳ thị trường biến động xấu. Vì thế, SSI đánh giá các công ty dược niêm yết của Việt Nam với cơ cấu cổ đông hợp nhất, tỷ lệ thả nổi thấp và được các nhà đầu tư ngoại chú ý cũng sẽ có định giá ở mức cao. Từ đó sẽ tạo ra hầm trú ẩn an toàn dành cho các nhà đầu tư trong thời kỳ thị trường biến động như hiện tại. Và trong top các doanh nghiệp niêm yết và lợi nhuận đạt được. Dẫn đầu lợi nhuận ngành dược hiện nay vẫn là Dược Hậu Giang với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2021 là 776 tỷ đồng. Xếp ngay sau đó là một doanh nghiệp đông dược - Traphaco. 


Lãi suất sau thuế năm 2021 của một số công ty dược phẩm
Lãi suất sau thuế năm 2021 của một số công ty dược phẩm

Trong số các doanh nghiệp đông dược, Traphaco luôn giữ vững được vị trí dẫn đầu cả chục năm nay. Các thương hiệu dược phẩm Traphaco đang sở hữu tiêu biểu có Boganic, Hoạt huyết dưỡng não, Tottri, Trà gừng,... Trong năm 2021, doanh thu của Traphaco là 2.161 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 264 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 22% và cao nhất từ trước đến nay. 

Lý do là do công ty đã tăng cường quản trị tài chính thông qua việc xây dựng kế hoạch ngân sách, tiết giảm chi phí kém hiệu quả, lãng phí đồng thời cũng phân bổ đủ chi phí phù hợp để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận năm, doanh số của các sản phẩm chủ lực tăng trưởng, có biên lợi nhuận tốt. Cụ thể là các sản phẩm Boganic và Hoạt huyết dưỡng não, công ty đã linh hoạt trong việc nhập nguyên vật liệu khi có sự biến động về giá, doanh thu vượt mục tiêu đề ra. Dù vậy thì EPS của Traphaco trong năm 2021 là 5.177 đồng/cp chỉ cao hơn OPC với EPS bằng 4.742 đồng/cp.

Đứng ở vị trí thứ hai chính là Dược phẩm OPC, trong năm 2021, doanh thu thuần của OPC đạt mức 1.124 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 17%, cao nhất từ trước đến nay. Chính vì thế mà lợi nhuận sau thuế công ty năm 2022 cũng đạt mức kỷ lục với 123 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20%. 


Doanh thu thuần
Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế

Trong năm nay, Foripharm xếp thứ ba đứng sau OPC sau năm 2022 và vượt qua OPC đứng thứ hai về lợi nhuận nhóm đông dược. Nói về doanh thu, Foripharm không thể so được với OPC. Trong khoảng 3 năm nay, trong khi OPC luôn nói về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng thì doanh thu của Foripharm chỉ loanh quanh ở mức 400 tỷ đồng, thấp nhất trong 5 công ty. Thế nhưng, nếu xét về lợi nhuận thì Foripharm lại không quá thua kém, thậm chí trong năm 2020 lợi nhuận sau thuế của Foripharm còn vượt cả OPC. 

Nguyên nhân là vì biên lợi nhuận gộp của Foripharm đang cao và dẫn đầu ngành. Hai năm trở lại đây 2020 - 2021, biên lợi nhuận gộp của Foripharm luôn ở mức 69% còn POC lại ở mức 39%. Và lý do khiến cho biên lợi nhuận của Foripharm cao là vì doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu hàng tự sản xuất cao chiếm trên 90%. Tỷ lệ chi trả cổ tức của Foripharm cũng cao nhất ngành với mức cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 là 60% và kế hoạch cho năm 2022 là 40%. 


Quy mô tổng tài sản
Quy mô tổng tài sản

Nam Dược cũng là doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm có nguồn gốc từ thuốc Nam như Thông xoang tán, thuốc ho Nam Dược, Diabetna,... Trong năm 2021, dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 song tình hình kinh doanh của NDC vẫn rất khả quan, đặc biệt trong thời gian 6 tháng cuối năm khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng và phòng COVID-19 tăng đột biến. Kết quả, doanh thu công ty lập kỷ lục kể từ khi hoạt động ghi nhận 640 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế có phần chững lại và đạt hơn 68 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra nhưng giảm hơn 5% so với thực hiện năm 2020. Không chỉ tập trung vào sản phẩm cốt lõi chính là thuốc Nam, Nam Dược tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực mỹ phẩm. Cũng trong năm 2021 đã bắt đầu dây chuyền sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm chuyên trị bệnh đặc hữu như Dung dịch vệ sinh phụ nữ Emhappy, Gel mụn Timazgel, Sữa tắm Ích Nhi,... Và theo Nam Dược, đây chính là thế mạnh của Dược liệu Việt Nam sẽ có tiềm năng và động lực phát triển tiếp theo cho công ty. Dược Nam Hà được nhiều người biết đến các sản phẩm thuốc ho và siro ho Bổ phế Nam Hà. Mặc dù vốn điều lệ khiêm tốn nhưng doanh thu thu về công ty 4 năm nay liên tiếp đều xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của Nam Hà khá thấp, trong năm 2021 công ty chỉ lãi 30 tỷ đồng sau thuế, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận của Dược Nam Hà giảm. 

Ngoài ra, trong khi tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp đông được khác là khá thấp thì tỷ lệ nợ tren VCSH của Dược Nam hà lại bằng 2, so với cùng kỳ tăng 0,7%. Trong 521 tỷ đồng nợ của Dược Nam Hà thì nợ vay chiếm 314 tỷ đồng, tương ứng với 60%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

16 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

17 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

17 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

18 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

20 giờ trước