Quý 1/2022, doanh nghiệp dầu khí làm ăn như thế nào khi giá dầu tăng mạnh?

Thứ sáu, 20/05/2022-15:05
Những diễn biến về giá dầu tăng thời điểm đầu năm 2022 đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp ngành dầu khí.

Theo Người đồng hành, trong quý 1/2022, thế giới đã chứng kiến sự biến động lớn của giá dầu. Gia dầu đã đạt khoảng 110 USD/thùng vào cuối tháng 3, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 42%. Đáng chú ý là vào ngày 7/3, giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm tháng 7/2008 đạt 130,2 USD/thùng, so với hồi đầu năm tăng khoảng 66%. Điều này đã gây ra nhiều tác động đến doanh nghiệp dầu khí trong nước. Dù thế, không phải giá dầu tăng thì các doanh nghiệp dầu khí nào cũng được hưởng lợi. SSI Research cho biết, biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty trong nhóm trung nguồn và các công ty hạ nguồn như Lọc hóa dầu Bình Sơn, Petrolimex, PV Oil, PV Gas,... Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp thượng nguồn - khai thác dầu, khí và thăm dò địa chất thì giá dầu không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của công ty trong thời điểm ngắn hạn bởi các công ty này dựa vào các dự án mang tính chất dài hạn. Đưa ra đánh giá về triển vọng lợi nhuận ngành dầu trong năm 2022, SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận ngành dầu khí đạt 20,6% nhưng vẫn thấp hơn mức trước COVID-19. Động lực tăng trưởng cho ngành đến từ các doanh nghiệp lớn đầu ngành như PV Drilling, Petrolimex, PV Gas, PV Oil,... Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ đến từ mức so sánh khá thấp trong năm 2021 và ước tính hồi phục sản lượng trong năm nay. Nhìn vào kết quả kinh doanh trong quý 1/2022, có rất nhiều doanh nghiệp của ngành vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng đặc biệt là nhóm trung nguồn. Tuy nhiên, nhóm thượng nguồn và nhóm hạ nguồn lại ghi nhận những kết quả trái chiều. 



Trong quý 1/2022, thế giới đã chứng kiến sự biến động lớn của giá dầu. Gia dầu đã đạt khoảng 110 USD/thùng vào cuối tháng 3, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 42%
Trong quý 1/2022, thế giới đã chứng kiến sự biến động lớn của giá dầu. Gia dầu đã đạt khoảng 110 USD/thùng vào cuối tháng 3, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 42%

Một số doanh nghiệp trong nhóm thượng nguồn ghi nhận tăng trưởng vượt bậc

Trong nhóm thượng nguồn, PTSC ghi nhận tăng trưởng còn PV Drilling vẫn thua lỗ. Cụ thể, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS ) - đây là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động khảo sát địa vật lý, địa chất công trình dầu khí ghi nhận mức doanh thu 3.770 tỷ đồng, lãi sau thuế 250,3 tỷ đồng, so với thực hiện quý 1/2021 tăng lần lượt 43,9% và 52,9%.

Ban Tổng giám đốc công ty này đưa ra lý giải, kết quả kinh doanh quý này tăng chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ cung ứng kho chứa và xử lý dầu thô FSO/PFSO trong quý này cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lãi từ các công ty liên doanh, liên kết cũn tăng đã giúp cho lợi nhuận của PTSC cũng tăng. 

Còn Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu Khí Việt Nam (PV Drilling, HoSE: PVD) lại tiếp tục thua lỗ trong quý 1/2022 với mức lỗ 76,3 tỷ đồng, giảm 30,8%. Tuy nhiên, doanh thu của quỹ này đạt 1.150 tỷ đồng, so với quý 1/2021 tăng hơn hai lần. Trong giải trình kết quả quý này, Ban Tổng giám đốc của PV Drilling cho biết, doanh thu quý này tăng là do giàn khoan TAD đã bắt đầu hoạt động từ tháng 1, ngoài ra công ty cũng thuê thêm một giàn khoan. Tuy nhiên, lỗ trong quý này là do hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng còn khoảng 60%, đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng vẫn ở mức thấp. Dù thế, SSI Research cũng cho rằng giá dầu duy trì tích cực cũng sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn từ đó đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho các doanh nghiệp nhóm này trong thời gian ngắn hạn. 



Đáng chú ý là vào ngày 7/3, giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm tháng 7/2008 đạt 130,2 USD/thùng, so với hồi đầu năm tăng khoảng 66%, điều này đã gây ra nhiều tác động đến doanh nghiệp dầu khí trong nước
Đáng chú ý là vào ngày 7/3, giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm tháng 7/2008 đạt 130,2 USD/thùng, so với hồi đầu năm tăng khoảng 66%, điều này đã gây ra nhiều tác động đến doanh nghiệp dầu khí trong nước

PV Gas cùng các doanh nghiệp trung nguồn cũng đã ghi nhận doanh thu lợi nhuận tăng trưởng trong quý 1/2022. Theo đó, Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã cập nhật về kết quả kinh doanh trong quý 1 với tổng doanh thu 26.689 tỷ đồng, lãi sau thuế 3.495 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng lần lượt 51,9% và 69,9%. Lãnh đạo của đơn vị này cho biết trong quý 1/2022, sản lượng sản xuất khí là 1,9 tỷ m3. Khí khô thực hiện được 83% kế hoạch còn khí condensate vượt 90% kế hoạch, khí LPG đạt 140% chỉ tiêu so với kế được giao. Một số doanh nghiệp trong nhóm trung nguồn phải kể đến là CNG Việt Nam (HoSE: CNG), Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HoSE: PGD) và Kinh doanh Khí Miền Nam (HNX: PGS) đều ghi nhận mức lợi nhuận tăng lần lượt là 142%, 103% và 42%.

Nhóm hạ nguồn có kết quả kinh doanh trái chiều

Trong quý 1/2022, doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) tăng 75% đạt 67.020 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã giảm 63% xuống còn 243 tỷ đồng. EPS giảm 65% xuống còn 208 đồng. Doanh nghiệp này đưa ra lời lý giải, vừa qua nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55 - 80% công suất và có thời gian đã gặp phải sự cố kỹ thuật ngừng sản xuất nên không đáp ứng được sản lượng cam kết theo các hợp đồng dài hạn đã ký với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Chính vì thế, vào các thời điểm giá xăng dầu thế giới tăng liên tục và duy trì ở mức độ cao, áp lực về nhu cầu xăng dầu đổ đồn nên Petrolimex đã phải thay đổi kế hoạch nhập mua, tìm kiếm nguồn cung tức thời với mặt bằng giá cao từ các nhà cung cấp khác từ đó làm cho biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý này giảm do với cùng kỳ năm 2021. 


Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành dầu khí. Đơn vị: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành dầu khí. Đơn vị: Tỷ đồng

Dù vậy, lãnh đạo của Petrolimex cũng đã cho rằng trong quý 1/2022 giải pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 tại nhiều quốc gia đã phát huy hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh và giao thương trong nước cũng như thế giới đã từng bước trở lại nhịp độ bình thường đã làm cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng đáng kể. Bên cạnh đó, hai công ty khác trong nhóm thượng nguồn cũng ghi nhận lợi nhuận giảm đó là Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) và Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HoSE: PSH) với mức giảm lần lượt là 14% và 69,4%. Trái lại, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) cũng công bố tài chính quý 1/2022 với kết quả kinh doanh khả quan. Doanh thu thuần ghi nhận 23.288 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng ghi nhận tăng 102,4% lên 22.244 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận tăng 54,4% lên 218,6 tỷ đồng. EPS cũng tăng từ 137 đồng lên 211 đồng. Lý giải của Ban Tổng giám đốc Công ty trong những tháng đầu năm 2022, giá dầu của Brent ghi nhận tăng 43,6% so với trung bình năm 2021, so với cùng kỳ tăng 65,52%. Cùng xu hướng giá dầu thô thế giới, giá bình quân các mặt hàng xăng dầu đều tăng từ 39% - 52% so với bình quân năm 2021 từ đó tạo điều kiện thuận lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 



Trong quý 1/2022, doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) tăng 75% đạt 67.020 tỷ đồng, tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã giảm 63% xuống còn 243 tỷ đồng
Trong quý 1/2022, doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) tăng 75% đạt 67.020 tỷ đồng, tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã giảm 63% xuống còn 243 tỷ đồng

 

Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, Tổng Giám đốc Đoàn Văn Nhuộm nhận định dịch bệnh và biến động giá dầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng khó lường đến từ hoạt động của PV Oil trong năm nay. Nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ghi nhận chưa thực sự ổn định cũng đang gây khó khăn không ít cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài PV Oil, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ( UPCoM: BSR) cũng thu về 2.312 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với năm ngoái đã vượt 78,5% kế hoạch năm. SSI Research nhận định, diễn biến giá dầu tăng như hiện nay đã giúp cho BSR được hưởng lợi từ tồn kho giá thấp trong quý 1/2022. 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

4 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

13 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

13 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

13 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

13 giờ trước