Quốc gia thuộc top giàu nhất thế giới “ẩn mình” khỏi lạm phát

Thứ sáu, 03/03/2023-08:03
Cơn bão lạm phát dường như đã càn quét đến hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, so với mức độ căng thẳng cao mà các nước khác đang phải chịu, quốc gia nhỏ tại châu Âu này lại như đang ẩn mình trong viễn cảnh lạm phát tràn lan.

Theo Nhịp sống thị trường, Thụy Sĩ là nơi tránh được tình trạng lạm phát tràn lan, dù các nước khác đang phải đối mặt với mức giá cả cao không tưởng.

Tại Thụy Sĩ, lạm phát 2022 đạt 3,5%, đánh dấu mức cao nhất trong 29 năm. Dù con số này là cao với tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lạm phát lên tới 2 con số của các nước khác như Anh (11,1%), khu vực đồng euro (10,6%), Mỹ (9,1%). Một người tiêu dùng tại Zurich chia sẻ rằng bản thân cảm nhận được lạm phát ở nước ngoài rõ ràng hơn ở đây. Anh cho biết mẹ mình sống tại Berlin, Đức và luôn nói rằng giá cả ngày càng tăng cao.

Yếu tố nào đã giúp Thụy Sĩ thoát khỏi tình trạng lạm phát tràn lan trên toàn cầu?

Mức nền giá  vốn đã cao

Thụy Sĩ được biết đến là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Đức, Mỹ hay Nhật Bản. Quốc gia này cũng là nơi sinh sống của những người giàu nhất hành tinh với khối tài sản trung bình là 696.604 USD/ người.


Tình trạng lạm phát tại Thụy Sĩ không căng thẳng như những nền kinh tế lớn
Tình trạng lạm phát tại Thụy Sĩ không căng thẳng như những nền kinh tế lớn

Zurich và Geneva của Thụy Sĩ là những thành phố duy trì được vị trí trong nhóm 10 thành phố đắt nhất hành tinh vào năm 2022, dù lạm phát đã khiến chi phí tại những nơi khác như New York và Singapore lên mức cao.

Bởi vậy, công dân tại quốc gia này thường ít bị ảnh hưởng vì giá tăng. Họ có xu hướng chi tiêu ít hơn vào những nhu cầu cơ bản.

Theo giải thích của Giáo sư lịch sử kinh tế Tobias Straumann tại Đại học Zurich, tỉ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong ngân sách chung của các hộ gia đình có thể không cao như ở nước khác vì mọi người có thu nhập trung bình khá cao. 

Theo ông, tất nhiên Thụy Sĩ vẫn có tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo, tuy vậy nước này có một chính sách xã hội hoạt động rất tốt khi xét từ góc độ quốc tế.

Sức mạnh của đồng nội tệ

Một lý do khác giúp Thụy Sĩ có sự ổn định tương đối là từ sức mạnh của đồng franc.

Đồng franc đã tăng giá đều đặn, thậm chí còn ngang với đồng euro vào năm ngoái. Franc Thụy Sĩ đứng vững giữa châu Âu đầy biến động trong khi nhiều loại tiền tệ mất giá mạnh so với đồng bạc xanh. 

Đó là vì đồng franc được đánh giá là nơi trú ẩn an toàn hoặc tài sản phòng vệ tốt. Franc Thụy Sĩ được hỗ trợ phần lớn nhờ trái phiếu, dự trữ vàng và tài sản tài chính. Với những tài sản này, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có thể đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ trong giai đoạn biến động.

Thụy Sĩ là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế nên cũng sẽ hưởng lợi. 

Quốc gia thuộc top giàu nhất thế giới “ẩn mình” khỏi lạm phát - ảnh 2

Quốc gia này nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá khoảng 302 tỷ USD hàng năm, đa phần trong số đó đến từ các quốc gia hàng xóm trong khối EU. Sức mạnh của đồng franc Thụy Sĩ sẽ giúp các lô hàng nhập khẩu đó có giá cả hợp lý hơn.

Mặt khác, Thụy sĩ xuất khẩu gần 305 tỷ USD mỗi năm, chủ yếu là hàng hóa và dịch vụ giá trị cao như dược phẩm và đồng hồ. So với các mặt hàng biên lợi nhuận thấp, sản xuất đại trà thì chúng ít biến động về giá hơn.

Nguồn cung năng lượng ổn định

Thụy Sĩ là quốc gia không chịu nhiều tác động bởi một số yếu tố bên ngoài khiến giá tăng cao như mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine.

Thụy Sĩ có địa hình đồi núi và hơn 1.500 hồ nước, ít phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí so với một số quốc gia láng giềng. Thủy điện giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho quốc gia này.

Đa phần các nhà cung cấp năng lượng Thụy Sĩ đều thuộc sở hữu của nhà nước. Họ được bảo vệ trước những biến động của thị trường qua mạng lưới an toàn tài chính.

Giá năng lượng tại Thụy Sĩ vào cuối năm 2022 đã tăng với tỉ lệ 16,2%, thấp hơn so với mức mà các nước lớn phải chịu như Hà Lan 30%, Đức 25%, Ý 64,7% hay Mỹ 52,3%.

Kiểm soát được giá hàng hóa và dịch vụ

Ngoài năng lượng thì Thụy Sĩ cũng có những điều kiện khắt khe về giá hàng hóa và dịch vụ. Điều đó giúp chúng ít biến động hơn vì lạm phát.

Có gần ⅓ trong số các sản phẩm lõi để đo lường lạm phát trong khu vực eurozone gồm nhà ở, vận tải và thực phẩm phải tuân theo quy định về giá tại Thụy Sĩ. Đó là tỉ lệ nhiều hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác.

Quốc gia thuộc top giàu nhất thế giới “ẩn mình” khỏi lạm phát - ảnh 3

Trong tháng 12 năm ngoái, tỉ lệ giá thực phẩm tăng hàng năm tại Thụy Sĩ là 4,0%, con số này thấp hơn nhiều so với mức 19,8% tại Đức, 16,9% tại Anh và 11,9% tại Mỹ.

Thực phẩm sản xuất trong nước như phô mai và sữa được ưu tiên hơn vì hàng nông nghiệp nhập khẩu phải chịu thuế cao. Theo đó, những sản phẩm này sẽ ít chịu tác động bởi xu hướng trên thị trường thực phẩm toàn cầu, và phần nào giúp kích thích nền kinh tế.

Dự kiến lạm phát giảm xuống dưới 2% vào năm 2024

Điều này không đồng nghĩa với việc người dân Thụy Sĩ hoàn toàn miễn nhiễm với tình trạng tăng giá. Theo người dân địa phương chia sẻ, giá cả với nhà cho thuê hay một số loại thực phẩm cũng đã tăng.

Thế nhưng vào tháng 12, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ dự báo lạm phát sẽ giảm xuống mức trung bình 2,4% vào năm nay, rồi đạt 1,8% vào năm 2024. Theo các nhà kinh tế, điều đó sẽ không tác động tới nền kinh tế.

Bài học cho các quốc gia khác

Theo Giáo sư Straumann, việc quốc hữu hóa cung cấp năng lượng Thụy Sĩ đã đem đến một bài học quan trọng cho các nước khác, nhất là các quốc gia EU, nơi mà có nhiều công ty năng lượng chuyển sang hình thức tư nhân hóa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia chứng khoán: 3 nhóm ngành cần lưu ý trong thời gian còn lại năm 2024

2 giờ trước

Gen Z đã làm thế nào để có khoản tiết kiệm 300 triệu đồng trước tuổi 25?

2 giờ trước

Fintech thay đổi bộ mặt bất động sản như thế nào?

2 giờ trước

Pi Network mở mạng chính sau nhiều lần lỡ hẹn

2 giờ trước

TP.HCM sẽ thiếu nguồn cung nhà ở trầm trọng trong năm 2024

16 giờ trước