Những tháng cuối năm 2022, đâu mới là rủi ro tiềm ẩn với nền kinh tế Việt Nam?

Thứ ba, 23/08/2022-16:08
Dự báo, nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong nửa cuối năm 2022 như xuất khẩu chững lại do nhu cầu ở bên ngoài thấp hơn và lạm phát cao hơn và lãi suất cũng tăng lên.

Trong quý 3/2022, kinh tế Việt Nam đã được dự báo tăng trưởng rất mạnh do mức nền thấp năm ngoái cùng với việc các lĩnh vực đều đã cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng. Mặc dù vậy, nền kinh tế những tháng cuối năm vẫn phải đối mặt với một số rủi ro nhất định trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. 

Nhu cầu bên ngoài thấp sẽ khiến cho xuất khẩu có thể chững lại

Có thể thấy, sự hồi phục chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn cùng với khả năng xảy ra suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian ngắn hạn đang giá tăng chính là một trong những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Chính điều này cũng được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đề cập đến trong Hội nghị Thủ tướng đối ngoại với doanh nghiệp được diễn ra vào sáng ngày 11/8. Lo ngại cũng càng trở nên có cơ sở khi số liệu thống lê mới nhất cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu giảm tốc. Nếu so với tháng liền trước hay so với cùng kỳ năm trước thì xuất nhập khẩu tháng 7 đều giảm. Chi tiết, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 giảm 7,7% và nhập khẩu của Việt nam trong tháng vừa qua cũng đã đạt mức gần 9%, trước đó tháng 6 đã tăng đến hơn 23% so với cùng kỳ. Nhập khẩu cũng tăng trưởng đạt mức 3,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi đó tháng 6 tháng 17,7% so với cùng kỳ. 



Trong quý 3/2022, kinh tế Việt Nam đã được dự báo tăng trưởng rất mạnh do mức nền thấp năm ngoái cùng với việc các lĩnh vực đều đã cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng
Trong quý 3/2022, kinh tế Việt Nam đã được dự báo tăng trưởng rất mạnh do mức nền thấp năm ngoái cùng với việc các lĩnh vực đều đã cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng

Nói thêm về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 đã có sự sụt giảm so với tháng 6, trong báo cáo của Bộ Công Thương cho hay nguyên nhân chính là nhiều mặt hàng trong nhóm nông - lâm thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đã có sự chững lại. Chi tiết, trong tháng 7, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm 7,4% cũng đã tác động đến kim ngạch chung. Đặc biệt, mức giảm đã xuất hiện ở hầu hết các mặt hàng nông sản (trừ các loại củ quả và cao su), trong đó giảm nhiều nhất vẫn là phân bón các loại (giảm 33,3%). Cũng tương tự, nhóm hàng công nghiệp chế biến trong tháng 7/2022 cũng đã chứng kiến mức giảm 7,2% so với tháng trước, chủ yếu là do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng điển hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm đến 22,6%, sắt thép cũng giảm 23,3%, máy ảnh và máy quay phim cũng như linh kiện giảm 15,4%.

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược khác như Xơ, sợi dệt các loại ghi nhận giảm 16,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ ghi nhận giảm 7,5%; giày dép các loại cũng giảm 2,7%; dây điện và cáp điện ghi nhận giảm 2,3%; hàng dệt và may mặc cũng chỉ tăng 0,4%,... điều này đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm hàng này. 


Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê
Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê

Thời gian mới đây, các chuyên gia của SSI Research cũng đã cảnh báo tăng trưởng của các ngành xuất khẩu cũng có thể bắt đầu suy giảm từ quý 4 khi nhu cầu từ các đối tác thương mại chính của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ cũng có dấu hiệu yếu đi rõ rệt. 

Đại diện Chứng khoán SSI cho biết: "Nguy cơ kinh tế trên toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái đang ở mức cao. Và ngay cả khi chu kỳ suy thoái này có thể ngắn hơn so với bình thường cũng tác động tiêu cực đến thương mại của Việt Nam có thể không tránh khỏi. Dù vậy, do Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do nên vẫn có khả năng sẽ giảm thiểu được phần nào tác động nói trên". 

Cũng đồng quan điểm, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng đưa ra cảnh báo triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng cuối năm vẫn sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn khi lạm phát ở các đối tác xuất khẩu chính vẫn đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu lập đỉnh. Chuyên gia của BVSC cho biết: "Hiện tại, nền kinh tế Mỹ - đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng đã rơi vào suy thoái kỹ thuật khi có quý thứ hai liên tiếp chứng kiến GDP suy giảm. Diễn biến này sẽ tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng xuất khẩu của Việt Nam". 

Lạc quan hơn, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - TS. Nguyễn Bích Lâm đưa ra nhận định, dù kinh tế Mỹ có hai quý sụt giảm liên tiếp và kinh tế cũng như tổng cầu thế giới suy giảm, điều này đã tác động nhưng không nhiều đến thương mại quốc tế của Việt Nam. 

Các chuyên gia cho rằng, đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu điển hình như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. Đối với các nước khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Hơn thế, giá trị của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của cả nước trên thế giới không lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Trên thực tế, trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đạt mức 216,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,1%. Ngoài ra, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn bởi hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định.



Lạm phát tại các đối tác thương mại chính của Việt Nam từ tháng 1/2019 - 6/2022
Lạm phát tại các đối tác thương mại chính của Việt Nam từ tháng 1/2019 - 6/2022

Lạm phát tăng cao, doanh nghiệp gặp khó

Hiện nay, lạm phát vẫn là vấn đề lớn với Việt Nam, nhiều tổ chức cũng đã nhận định lạm phát sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Dù vậy, Chính phủ vẫn còn công cụ để kiểm soát tình trạng lạm phát trong năm 2022. Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã thừa nhận cuối năm 2022 còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, dù vậy thì bên cạnh đó vẫn có những yếu tố làm giảm tình trạng lạm phát. Cũng theo Bộ Tài Chính, hiện nay, hầu hết các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đều có những điều chỉnh chính sách trong đó chú trọng việc thắt chặt chính sách tiền tệ để có thể ưu tiên kiểm soát lạm phát. Và khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài cũng có thể giúp cho kiểm soát lạm phát trong nước và kỳ vọng lạm phát sẽ được neo giữ một cách tốt hơn.

Cũng trong báo cáo mới nhất, Bộ KH&ĐT cũng cho rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ là vấn đề dai dẳng trong trung hạn và sẽ có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Còn ở góc độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng 11/8, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ông Trương Văn Cẩm cũng đã chỉ ra một số tác động tiêu cực từ lạm phát. Ông Cẩm cho hay, tại Mỹ và Châu  u cũng đã ảnh hưởng đến sức mua của người lao động và đã khiến cho đơn hàng của ngành dệt may vốn phụ thuộc vào xuất khẩu có xu hướng giảm đi. Hơn thế, xung đột Nga - Ukraine cũng đã đẩy chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao. Còn riêng chi phí vận chuyển cũng ghi nhận tăng gấp khoảng 3 lần so với thời điểm 5 năm trước.


Nguồn ảnh: Bộ Công Thương
Nguồn ảnh: Bộ Công Thương

Như thế, tổng ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng KH&ĐT đã chỉ ra trong quý 2/2022, mức tăng chi phí của doanh nghiệp đang cao hơn tăng trưởng doanh thu so với quý trước và so với cùng kỳ năm 2021. Giá xăng, dầu, nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh. Giá thành của gói thầu xây dựng ghi nhận tăng từ 18 - 30% theo từng thời điểm và chi phí logistics tăng từ 3 - 5 lần. Cũng theo lời ông Dũng, tình trạng thiếu hụt lao động cũng như quy định tăng lương tối thiểu vùng cũng đã tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp. Họ đã phải tăng những khoản chi phí được tính tỷ lệ theo lương, trong khi đó giá bán ở các đơn hàng đã ký kết không thể thay đổi được. Còn ở một số ngành hàng, tình trạng thiếu hụt linh kiện cũng đã cản trở hoạt động sản xuất. Lạm phát tăng cao trên toàn cầu cũng đã làm giảm đi sức mua ở những thị trường nước ngoài. Bộ trưởng cũng đã đề xuất cần tiếp tục hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực để hỗ trợ cho Nhà nước. Một trong những biện pháp chính là nghiên cứu triển khai hỗ trợ một số đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của giá xăng dầu ví dụ như hỗ trợ cho ngư dân bám biển, hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải và những người có thu nhập thấp. 

Áp lực lên lãi suất và tỷ giá

Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng đã đề cập đến rủi ro lãi suất tăng đã làm cho chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là một trong những yếu tố khiến cho nền kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể không tăng trưởng như kỳ vọng. 

Chứng khoán VNDirect cũng dự báo mọi động thái thắt chặt tiền tệ cũng sẽ chỉ diễn ra vào cuối quý 3 hoặc quý 4 năm 2022 và mức tăng cũng sẽ hạn chế, dự kiến khoảng 0,25-0,5%.


Tốc độ tăng/ giảm CPI theo tháng từ tháng 1/2020 - hiện tại
Tốc độ tăng/ giảm CPI theo tháng từ tháng 1/2020 - hiện tại

Còn Bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI cũng cảnh báo áp lực lên tỷ giá vẫn tương đối cao khi vẫn chưa thể nào xác định được thời điểm cũng như mức độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Áp lực điều hành cũng sẽ tăng hơn về cuối năm, khi lãi suất USD được kỳ vọng sẽ đạt mức 3,5% - 3,75% vào tháng 12 còn lãi suất VND liên ngân hàng cũng cần duy trì cao hơn mức trên với mục đích giảm áp lực về tỷ giá. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng tốc bồi dưỡng nhân tài cho lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

43 phút trước

Quý I/2024 có gần 30 doanh nghiệp lãi ròng hơn nghìn tỷ đồng, cái tên nào sáng nhất?

49 phút trước

Giá vàng trong nước và thế giới sắp tới sẽ biến động như thế nào?

55 phút trước

Nhà đầu tư đang “săn đón” phân khúc bất động sản nào nhiều nhất?

1 giờ trước

Thị trường bất động sản “hút mạnh” lực lượng môi giới

1 giờ trước