Những kinh nghiệm và lưu ý khi đầu tư shophouse

Thứ tư, 01/06/2022-14:06
Đối với những nhà đầu tư có nguồn lực kinh tế lớn thường chọn cách bỏ tiền vào loại hình shophouse. Trong khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát shophouse cũng đang phục hồi nhưng chậm hơn so với các loại hình khác.

Thời điểm dịch bệnh Covid 19 diễn ra, shophouse là loại hình chịu nhiều thiệt hại nhất khi hàng loạt các chủ nhà đã treo biển bán hoặc cho thuê vì không thể gồng gánh lỗ. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, shophouse đang dần phục hồi nhưng so với các loại hình khác tốc độ vẫn chậm hơn. Song, nhiều nhà đầu tư vẫn chọn đổ tiền vào loại hình này vì tin tưởng vào sự tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Shophouse hay còn được mọi người gọi là nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh. Loại hình bất động sản này đã rất phổ biến tại các nước lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Singapore… Đây là mô hình có thể kết hợp giữa ở và buôn bán, kinh doanh. Trong khi tại Việt Nam loại hình shophouse mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây và được chia làm 2 loại hình cơ bản: Shophouse chân đế (nằm tại tầng trệt của các tòa căn hộ cao tầng) và shophouse thấp tầng liền kề. 


Shophouse hay còn được mọi người gọi là nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh
Shophouse hay còn được mọi người gọi là nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh

Shophouse khối đế thường được thiết kế tại tầng đế các tòa chung cư với quy mô từ một đến hai tầng và có thời gian sử dụng trong vòng 50 năm.

Shophouse thấp tầng liền kề thường được thiết kế xây dựng tại các trục đường lớn, trung tâm đô thị, thương mại theo quy hoạch được phê duyệt và áp dụng các quy định tương đương với những căn biệt thự. Khác với shophouse khối đế loại hình này có thời gian sử dụng lâu dài và cấp quyền sử dụng đất ổn định. Đây là ưu điểm vượt trội nhất của shophouse liền kề nên được các nhà đầu tư chú trọng hơn hẳn.

Shophouse là loại hình đầu tư tiềm năng sinh lời lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng, mua sắm đang dần phục hồi, lượng khách du lịch đến các thành phố lớn cũng tăng mạnh. Sức nóng của shophouse có thể đánh giá dựa trên một số lý do sau: 

- Đầu tiên, tính tích hợp của shophouse khi vừa để ở vừa để kinh doanh nên chủ sở hữu sẽ giảm được một khoản kinh chi phí khi phải thuê cùng lúc 2 địa điểm. Đồng thời, chi phí vận hành cũng được giảm xuống mức tối thiểu và quản lý cũng dễ dàng hơn. 

- Thông thường các căn shophouse được bố trí tại các khu đô thị hoặc đại đô thị lớn nên sẽ tập trung đông đúc dân cư, sức mua của tệp khách hàng này cũng rất lớn nên việc tìm kiếm nguồn khách cũng dễ dàng và tiện lợi hơn hẳn. 

- Tính khan hiếm của các căn shophouse cũng khiến cho loại hình này trở nên cực hot trên thị trường. Theo thống kê của CBRE, số lượng của shophouse thường chỉ chiếm từ 2% đến 5% số lượng các sản phẩm tại dự án bất động sản. Cho nên việc đầu tư vào các căn shophouse cũng sẽ là một thời cơ cực lớn. 


Tính khan hiếm của các căn shophouse cũng khiến cho loại hình này trở nên cực hot trên thị trường
Tính khan hiếm của các căn shophouse cũng khiến cho loại hình này trở nên cực hot trên thị trường

Kinh nghiệm đầu tư shophouse sinh lời

Hiện tại, mô hình shophouse đang dần phục hồi sau đại dịch nên có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Để có thể quản lý và vận hàng loại hình bất động sản này thành công thì nhà đầu tư cần chú ý đến một số kinh nghiệm cơ bản sau: 

Phân tích tính thanh khoản đối với sản phẩm lựa chọn

Ngoài việc để ở thì shophouse còn có thể kinh doanh và đầu tư, bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải bỏ một khoản vốn khá lớn khi mới đầu tư, nên họ cũng cần tính toán rất kĩ về tính thanh khoản của loại hình này. Nếu như không cẩn thận, nhà đầu tư sẽ mất khá nhiều tiền từ khi bắt đầu đến khi vận hành. Song, điều tiên quyết ảnh hưởng tới tính thanh khoản chính là yếu tố vị trí của shophouse. 

Thông thường, những căn shophouse nằm ở vị trí trung tâm, mặt tiền rộng, giao thông thuận lợi, mật độ dân cư đông đúc thì tính thanh khoản sẽ cao hơn so với các căn shophouse nằm ở vị trí khuất, ít người qua lại. Do đó, các căn shophouse trong cùng một dự án nhưng nếu như nằm ở các vị trí khác nhau thì giá sẽ chênh lệch khá lớn. 

Đánh giá khả năng kinh doanh của shophouse

Bên cạnh tính thanh khoản thì nhà đầu tư cũng cần phải chú ý tới khả năng kinh doanh của căn shophouse. Cần phải dựa vào vị trí, nhu cầu và các khu vực xung quanh để lựa chọn dịch vụ, sản phẩm và loại hình nào để đầu tư cho phù hợp với đa phần nhu cầu của những người sinh sống tại khu vực đó. Ngoài ra, nên tìm những sản phẩm có tính cạnh tranh cao thay vì bán những mặt hàng giống với các cửa hàng khác. Khách hàng cũng sẽ dựa vào mô hình kinh doanh hay mức độ cao cấp hay trung cấp của dự án để đề ra các kế hoạch kinh doanh cụ thể. 


Bên cạnh tính thanh khoản thì nhà đầu tư cũng cần phải chú ý tới khả năng kinh doanh của căn shophouse
Bên cạnh tính thanh khoản thì nhà đầu tư cũng cần phải chú ý tới khả năng kinh doanh của căn shophouse

Đối mặt và tìm cách cải thiện hạn chế

Bên cạnh những lợi ích mà loại hình shophouse mang lại thì nhà đầu tư cũng phải lường trước những hạn chế có thể xảy ra. Đối với loại hình shophouse thì các nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm hạn chế như sau: Vốn đầu tư lớn: Chắc chắn nguồn vốn khi đầu tư vào shophouse có mức giá cao hơn so với các căn hộ thông thường ít nhất khoảng 20%. Cho nên, nhà đầu tư cần tính toán kĩ lưỡng ưu, nhược điểm so với các loại hình khác, nếu như không thể sinh lời hoặc dịch bệnh bất ngờ xảy ra thì nhà đầu tư sẽ có cách khác để bù lại hay không. 

Thời gian sử dụng đất có hạn: Đối với loại hình shophouse khố đế thì rào cản lớn nhất chính là thời hạn sử dụng thường chỉ kéo dài 50 năm. Song, sau 50 năm nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục kéo dài thời hạn sử dụng thì có thể đàm phán với chủ đầu tư cùng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gia hạn. 

Tiến độ bàn giao: Đa phần shophouse sẽ dùng để kinh doanh nên thời gian và tiến độ bàn giao dự án chính là điều cần lưu ý. Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kĩ về tiến độ thi công, từng giai đoạn sẽ bàn giao shophouse đối với mỗi dự án, tránh tình trạng xây mãi không xong. 

Tìm hiểu kỹ lưỡng giấy tờ, thủ tục pháp lý

Đối với mọi loại hình bất động sản nói chung và loại hình shophouse nói riêng thì việc tìm hiểu giấy tờ, thủ tục pháp lý là điều không được lơ là. Chính nhà đầu tư cần phải xác định được cần những giấy tờ gì để đảm bảo tính minh bạch của giao dịch. Một số giấy tờ cần chuẩn bị như: Thỏa thuận giá mua bán căn hộ shophouse

1. Cam kết thời gian bàn giao căn hộ shophouse

2. Quy định gia hạn căn hộ Shophouse

3. Quy định về điều khoản điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh tại căn hộ shophouse

4. Điều kiện bàn giao (vật liệu, nội ngoại thất,...)

5. Thỏa thuận giá quản lý vận hành, phí dịch vụ, điện nước,...


Đối với mọi loại hình bất động sản nói chung và loại hình shophouse nói riêng thì việc tìm hiểu giấy tờ, thủ tục pháp lý là điều không được lơ là
Đối với mọi loại hình bất động sản nói chung và loại hình shophouse nói riêng thì việc tìm hiểu giấy tờ, thủ tục pháp lý là điều không được lơ là

Những lưu ý đầu tư shophouse

Giá của shophouse

Giá của shop house là điều cần lưu ý đến đầu tiên vì thường có giá cao hơn những căn hộ bình thường 20% nên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể mua được. Song, nếu đầu tư vào shophouse thì bù lại giá cho thuê sẽ cao hơn các hình thức cho thuê khác hoặc gửi ngân hàng, mua vàng.

Ưu điểm của shophouse

Vị trí đẹp: Thông thường người thuê sẽ tìm những căn shophouse có vị trí trung tâm, mặt tiền giáp với những đường có đông người qua lại, thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán, cơ sở hạ tầng đầy đủ và được thiết kế đẹp mắt. 

Thuận tiện giao thông: Shophouse thường toạ lạc ở những vị trí dễ nhìn cho nên nhà đầu tư cần chọn những nơi thuận tiện cho việc đi lại, để bất cứ ai cũng muốn dừng chân và cảm thấy thoải mái khi đến tham quan hay kinh doanh ngay tại nơi này. 

Cân nhắc khi mua

Khi đầu tư shophouse sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn nên cần phải xác định được mục đích mua để làm gì, mua trong khoảng tiền bao nhiêu? Bên cạnh đó cần phải tính toán được diện tích sử dụng tối đa của mỗi căn shophouse thay vì chỉ đầu tư theo cảm tính không có tính toán trước. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải tính toán về thời gian thu hồi vốn so với khoảng thời gian đầu khi bỏ tiền đầu tư nếu không sẽ rơi vào trường hợp kinh doanh mãi mà vẫn lỗ. 


Khi đầu tư shophouse sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn nên cần phải xác định được mục đích mua để làm gì, mua trong khoảng tiền bao nhiêu?
Khi đầu tư shophouse sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn nên cần phải xác định được mục đích mua để làm gì, mua trong khoảng tiền bao nhiêu?

Đầu tư shophouse là loại hình bất động sản dành cho những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, vì thế cần hết sức cẩn thận tránh trường hợp tiền mất tật mang. Hoặc để đảm bảo an toàn thì các nhà đầu tư nên chọn cách đầu tư theo hội, nhóm để giảm thiểu bớt các rủ ro có thể xảy ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

5 giờ trước

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

6 giờ trước

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

6 giờ trước

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

6 giờ trước

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

7 giờ trước