Nhiều ngân hàng lên kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023

Thứ bảy, 07/01/2023-21:01
Trong giai đoạn 2020-2022, Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 3 năm liên tiếp. Vì thế, hầu hết các ngân hàng đã chọn việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu cũng như cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn.

Nhiều ngân hàng dự định trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023

Theo Doanhnhan.vn, tính đến thời điểm hiện tại đã có một số ngân hàng lên kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt sau khoảng thời gian 3 năm không thực hiện hình thức phân phối lợi nhuận này theo như định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB – Mã chứng khoán: VIB) đã thông báo về việc ngân hàng có thể chia cổ tức bằng tiền mặt lên đến 35% vốn điều lệ sau khi kết thúc năm tài chính 2022. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu VIB có thể nhận về 3.500 đồng tiền cổ tức. Theo như thông báo của VIB, con số này thậm chí có thể cao hơn nếu như các khoản thu bất thường có thể kịp ghi nhận trong năm 2022. 


Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã thông báo về việc ngân hàng có thể chia cổ tức bằng tiền mặt lên đến 35% vốn điều lệ sau khi kết thúc năm tài chính 2022, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu VIB có thể nhận về 3.500 đồng tiền cổ tức. Ảnh minh họa
Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã thông báo về việc ngân hàng có thể chia cổ tức bằng tiền mặt lên đến 35% vốn điều lệ sau khi kết thúc năm tài chính 2022, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu VIB có thể nhận về 3.500 đồng tiền cổ tức. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo VIB cho biết ngân hàng sẽ tính toán mức cổ tức tối ưu để tiến hành trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) vào đầu năm 2023 để phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã chứng khoán: VPB) cho biết, HĐQT của ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt, tỷ lệ lên đến 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm, bắt đầu từ năm 2023. 

Cụ thể, ông Ngô Chí Dũng cho biết: “Với nền tảng vốn đạt được vào cuối năm 2022 không những đủ cơ sở để đảm bảo cho việc tăng trưởng cao theo kế hoạch trong 5 năm tới, mà HĐQT còn dự kiến từ năm sau sẽ trình ĐHĐCĐ chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm”.

Đáng chú ý, nếu như được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên ngân hàng VPBank thực hiện chi trả cổ tức đại trà cho các cổ đông hiện hữu bằng tiền mặt. Trước đó, ngân hàng này mới chỉ chia cổ tức cho hơn 73 triệu cổ phần ưu đãi vào năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. 


Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cho biết, HĐQT của ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt, tỷ lệ lên đến 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm, bắt đầu từ năm 2023. Ảnh minh họa
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cho biết, HĐQT của ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt, tỷ lệ lên đến 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm, bắt đầu từ năm 2023. Ảnh minh họa

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã chứng khoán: ACB) cũng đã lên kế hoạch lợi nhuận cũng như phân phối lợi nhuận của năm 2022. Điều đáng nói, kế hoạch này đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua cùng với kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Đồng thời, ngân hàng còn có kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu. Được biết, đây là lần đầu tiên ngân hàng này có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt sau 7 năm. Trước đó, vào năm 2015 ngân hàng này đã tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ là 7%. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận về 700 đồng.

Hầu hết các ngân hàng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn 2020-2022

Trong giai đoạn 2020-2022, Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 3 năm liên tiếp. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng này có thêm nguồn lực để có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay cũng như hỗ trợ các khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh đầy phức tạp. 


Trong giai đoạn 2020-2022, hầu hết các ngân hàng đã chọn việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu cũng như cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn. Ảnh minh họa
Trong giai đoạn 2020-2022, hầu hết các ngân hàng đã chọn việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu cũng như cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn. Ảnh minh họa

Vì thế, trong giai đoạn này, hầu hết các ngân hàng đã chọn việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu cũng như cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn. 

Cũng trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2020-2022, ngân hàng VIB đã tiến hành chia cổ phiếu thưởng cho các cổ đông. Cụ thể, trong năm 2020, ngân hàng chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, tức là mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VIB sẽ được nhận về 20 cổ phiếu. Đến năm 2021, tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng là 40% và năm 2022 là 35%, con số này còn chưa tính ESOP cùng với cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.

Trong khi đó, ngân hàng ACB cũng đã tiến hành triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 cho các cổ đông. Theo đó, nhà băng này đã phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 25%. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu của ngân hàng ACB sẽ được nhận về thêm 25 cổ phiếu mới.

 

Ngân hàng ACB cũng đã tiến hành triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 cho các cổ đông, phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 25%. Ảnh minh họa
  Ngân hàng ACB cũng đã tiến hành triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 cho các cổ đông, phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 25%. Ảnh minh họa

Trong năm 2022, ngân hàng VPBank cũng đã tiến hành phát hành 30 triệu cổ phiếu quỹ VPB dành cho người lao động theo chương trình ESOP. Con số này tương đương với 0,675% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, các cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa trong khoảng thời gian ba năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

5 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

5 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

6 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

6 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

6 giờ trước