meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu kinh doanh khiêm tốn trong năm 2023

Thứ ba, 28/02/2023-15:02
Tính đến thời điểm hiện tại, một số ngân hàng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 cùng những mục tiêu có phần thận trọng hơn trước do được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

Theo Doanhnhan.vn, hiện nay thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ đang đến gần, cũng là lúc các ngân hàng bắt đầu công bố tài liệu họp đại hội cùng những mục tiêu lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh trong năm nay. 

Đầu tiên, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã chứng khoán: NAB) mới đây đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên. Theo đó, mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 2.400 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng hơn 9%. Cũng trong năm 2023, tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 10,4%, trong khi đó dư nợ cho vay là 132.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu cũng không vượt quá 3%. 


Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã chứng khoán: NAB) mới đây đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã chứng khoán: NAB) mới đây đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên

Ngân hàng này còn đặt mục tiêu tổng tài sản cuối năm 2023 ước đạt 205.000 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm tăng 15,4%. Ngoài ra, huy động vốn cá nhân và tổ chức kinh tế cũng như phát hành giấy tờ có giá là 155.000 tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 12,8%. 

Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – Mã chứng khoán: VIB) trong năm 2023 là 12.200 tỷ đồng, so với năm trước tăng 15,3%. Tổng tài sản dự kiến đạt 428.500 tỷ đồng, tăng 25%. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến là 292.500 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó tổng dư nợ tín dụng có thể sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Ngoài ra, VIB đặt mục tiêu huy động vốn tăng 26,2% và tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Nhà băng này còn trình cổ đông phương án trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2022 cũng như kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 15%. 

Trong một diễn biến khác, ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã chứng khoán: VCB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng tối thiểu 12% so với năm trước và vượt 41.000 tỷ đồng. Tăng trưởng tổng tài sản so với năm 2022 ước đạt 9%. Tăng trưởng tín dụng dự kiến là 12,8% (chưa loại trừ 51.000 tỷ đồng dư nợ dự kiến bán cho 1 tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao bắt buộc năm 2023). Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì dưới 1,5%.


Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – Mã chứng khoán: VIB) trong năm 2023 là 12.200 tỷ đồng, so với năm trước tăng 15,3%
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – Mã chứng khoán: VIB) trong năm 2023 là 12.200 tỷ đồng, so với năm trước tăng 15,3%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã chứng khoán: EIB) trước đó đã công bố kế hoạch kinh doanh của năm 2023 nhằm trình ĐHĐCĐ thông qua. Nhà băng này đặt mục tiêu lãi trước thuế là 5.000 tỷ đồng, so với năm trước tăng 34,8%. Tổng tài sản năm 2023 của Eximbank ước đạt 210.000 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng 14%. Huy động vốn tăng 11,8%, lên mức 165.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 1,6% còn dư nợ cấp tín dụng năm 2023 dự kiến tăng 14%.

Ngành ngân hàng năm 2023 đối mặt nhiều thách thức 

Theo giới phân tích, ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ gặp nhiều trở ngại vì áp lực hy sinh lợi nhuận (NIM thu hẹp), cộng thêm chính sách tiền tệ bị thắt chặt và tăng trưởng tín dụng chậm lại, đối mặt với hàng loạt lo ngại về chất lượng tài sản.

Các chuyên gia nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số yếu tố hỗ trợ xuất hiện như nới room tín dụng, lãi suất giảm, thu nhập từ phí cùng với việc các ngân hàng tăng vốn. Theo Fiingroup, ngành ngân hàng năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến chất lượng tài sản, lãi suất cao, nhu cầu bức thiết cần phải tăng bộ đệm vốn cho ngân hàng.

Một khi chất lượng tài sản suy giảm, điều này sẽ tạo áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng, bởi các yếu tố là tỷ nợ xấu sẽ có xu hướng tăng lên sau khi Thông tư 14 về giãn nợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 chính thức hết hiệu lực. Đối với danh mục bất động sản, rủi ro nợ xấu tiềm ẩn gồm có cho vay chủ đầu tư bất động sản, cho vay mua nhà cùng với nợ xấu chéo từ trái phiếu bất động sản. Ngoài ra, việc cho phép tái cơ cấu dư nợ trái phiếu bất động sản đang được trao đổi tại dự thảo Nghị định 65; nếu không sớm được thực thi, đây cũng được coi là thách thức với ngành ngân hàng trong năm nay.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân bởi, các ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cùng với cho vay lĩnh vực bất động sản ở mức cao đối diện với áp lực tăng trích lập dự phòng, khiến lợi nhuận bị ăn mòn. Chưa kể, môi trường lãi suất huy động tăng cao khiến chi phí vốn ngân hàng tăng theo, tỷ suất tài sản sinh lãi có thể sẽ tăng chậm hơn, việc cho vay với độ trễ tái định giá từ 3-6 tháng khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) trong một đến hai quý tới có thể thu hẹp nhẹ.

Trong năm nay, ngân sách ngân hàng vẫn có một số điểm sáng, điển hình như tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã cao gấp đôi sau 10 năm, tăng trưởng thu nhập lãi đến cuối năm được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra, thu nhập từ phí cùng hoa hồng tiếp tục đóng góp tích cực đối với lợi nhuận của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm được sự phụ thuộc vào tín dụng.

Trước đó không lâu, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh quý đầu năm nay. Kết quả cho thấy, các tổ chức tín dụng trong thời gian tới đang tỏ ra khá thận trọng. Theo đó, khoảng 56,4 - 75,4% tổ chức tín dụng được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình kinh doanh trong quý đầu năm và cả năm 2023, tuy nhiên mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với năm 2022. 

Về lợi nhuận, 95,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương năm 2023 so với năm trước, 2,8% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm còn 1,9% dự kiến lợi nhuận không thay đổi. Các tổ chức tín dụng năm 2023 kỳ vọng mọi nhân tố khách quan sẽ tác động tích cực hơn, đặc biệt “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được dự kiến sẽ trở thành nhân tố tác động tích cực quan trọng nhất giúp tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng được cải thiện. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

10 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

10 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

10 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

10 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

10 giờ trước