Nhà sáng lập thương hiệu giày thể thao giá dưới 10 USD của Ấn Độ gia nhập “câu lạc bộ tỷ phú”

Thứ hai, 16/05/2022-12:05
Theo Forbes, nhờ những đôi giày thể thao giá dưới 10 USD, nhà sáng lập của Campus Activewear trở thành một trong những tỷ phú USD của Ấn Độ với tổng tài sản khoảng 1 tỷ USD.

Theo Nhịp sống kinh tế, tại Ấn Độ, Campus Activewear là hãng giày bán chạy hơn cả Nike và Adida đã có đợt IPO thành công.

Sau khi thị trường chứng khoán xảy ra biến động trong vòng một tuần, Ấn Độ đã có thêm một vị tỷ phú mới. Nhà sáng lập Campus Activewear (có trụ sở tại Delhi) Hari Krishan Agarwal, 66 tuổi đã gia nhập danh sách tỷ phú sau đợt IPO thành công của công ty giày thể thao. So với giá IPO, cổ phiếu của Campus Activewear được niêm yết ở mức cao hơn 23%. Tại công ty, 74% cổ phần của Agarwal trị giá khoảng 1 tỷ USD vào hiện tại.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giày dép trị giá 9 tỷ USD của Ấn Độ đã mang về ba vị tỷ phú: Rafique Malik , người đã đưa Thương hiệu Metro Brands có trụ sở tại Mumbai niêm yết lần đầu với công chúng, được định giá 107 triệu USD hồi tháng 12 năm ngoái; và hai anh em Mukand Lal Dua và Ramesh Kumar Dua tại Delhi (nhà điều hành công ty Relaxo Footwear trị giá 350 triệu USD với mọi sản phẩm dép bình dân đến giày đắt đỏ).


Hari Krishan Agarwal ra mắt giày thể thao "Campus" vào năm 2005
Hari Krishan Agarwal ra mắt giày thể thao "Campus" vào năm 2005

Bắt đầu khởi nghiệp vào năm 1983, Agarwal lập nên thương hiệu giày thể thao Action. Ông giới thiệu giày thể thao "Campus" với mức giá dưới 10 USD vào năm 2005. Nhờ mức giá hợp lý, Campus đã có những những bước đi lớn để cạnh tranh với các thương hiệu đã nổi tiếng toàn cầu như Adidas, Puma và Nike - những thương hiệu này có giá giày thể thao từ 35 USD trở lên.

Theo Raman Chawla, Giám đốc tài chính của Campus, ông đã tận dụng một khoảng trống rất lớn trong thị trường giày thể thao tại Ấn Độ - đó là mức giá từ 10 đến 40 USD. Campus là công ty lớn nhất của Ấn Độ trong lĩnh vực thể thao có thương hiệu và thể thao athleisure, theo báo cáo vào tháng 4 năm 2022 của công ty tư vấn Technopak của Gurgaon trong năm tài chính 2021. Công ty chiếm 17% thị phần theo giá trị và gần 25% theo khối lượng.

Vào năm 2021, thương hiệu này đã bán được 13 triệu đôi giày, đạt doanh thu 94 triệu USD. Con số này đã giảm nhẹ so với mức 95 triệu USD của năm trước đó vì những ảnh hưởng từ đại dịch covid-19. Tuy nhiên, doanh thu đang tăng trở lại khi Campus có doanh thu 111 triệu USD trong 9 tháng tính đến tháng 12/2021.

Vì giày thể thao là một phân khúc phát triển rất nhanh trong lĩnh vực giày dép nên giới phân tích rất kỳ vọng vào thương hiệu nổi tiếng này có thể được hưởng lợi lớn hơn nữa. Họ nghĩ rằng đà tăng trưởng của những đôi giày này vẫn chưa dừng lại.

Technopak cho biết ở Ấn Độ, mức chi tiêu bình quân đầu người cho các sản phẩm thể thao và thể thao giải trí rơi vào 1,9 USD. Trong khi đó, con số ở Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 33.8 USD và 227,3 USD.

Công ty cổ phần tư nhân TPG và tỷ phú Anil Rai Gupta - người kiểm soát nhà sản xuất đồ điện Havells đã bị thu hút bởi tiềm năng tăng trưởng này. Năm 2018, họ đã đầu tư vào Campus và vẫn duy trì nắm giữ cổ phần là 7,6% và 2% tương ứng dù đã bán phần nào trong đợt IPO.

Nhà phân tích nghiên cứu tại Motilal Oswal, một nhà đầu tư ở Mumbai - Sneha Poddar cho hay: “Athleisure là một phân khúc còn rất mới, được khai thác rất ít. Hiện công ty cũng đang nỗ lực mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra các thị trường nước ngoài”. Campus có thị trường chính tại các thành phố nhỏ hơn ở miền Đông và Bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện Campus đang nghiên cứu để mở rộng ra các siêu thị lớn hơn nhằm mục tiêu đặt nền tảng để thương hiệu này có thể phát triển toàn quốc. Ngoài ra, họ cũng đang mở rộng phạm vi của sản phẩm, từ giày thể thao cho đến giày thường.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

2 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

4 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

4 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

8 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

9 giờ trước