Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán

Thứ tư, 04/05/2022-14:05
Nhiều phụ nữ tại Nga đã không thể mua túi xách của nhà mốt xa xỉ tới từ Pháp này đã thể hiện sự tức giận bằng việc quyết định cắt vụn những chiếc túi đắt đỏ. Trước đây, thương hiệu thời trang này đã tuyên bố dừng hoạt động kinh doanh tại Nga, thậm chí là sẽ không bán hàng cho người Nga tại nước ngoài

Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây rất nhiều phụ nữ Nga đã quyết định phản đối trên mạng xã hội theo một cách vô cùng đặc biệt vì bị từ chối mua sắm những phụ kiện của thương hiệu xa xỉ Chanel.

Phần lớn mọi phụ nữ vô cùng coi trọng việc được mua sắm thả ga và không lo nghĩ tới giá tiền. Nếu có bị cản đường khiến họ không thể mua sắm nữa thì đồn nghĩa với việc đã đánh thức "con thú" trong họ.

Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán - ảnh 1

Nhữn người phụ nữ tại Nga đã bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách phá huỷ những chiếc túi Chanel vô cùng đắt đỏ của mình và cho rằng nguyên nhân dẫn tới hành động này là do "chứng sợ người Nga".

Người dẫn chương trình truyền hình kiêm nữ diễn viên Marina Ermoshkina nói rằng: "Không một món đồ hay một thương hiệu nào có thể sánh được với tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc của tôi.

Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán - ảnh 2

Marina Ermoshkina còn chia sẻ thêm rằng hiện cô ấy đang chống lại "hội chứng sợ người Nga" và những thượng hiệu đang ủng hộ sự bài xích này. Nếu việc sở hữu một món đồ thuộc thương hiệu Chanel có nghĩa là bán quê hương của mình thì cô ấy không cần Chanel.

Cô nói thêm rằng: "Đối với phụ nữ Nga chúng tôi, việc sở hữu Chanel không có ý nghĩa gì, chính chúng tôi là những gương mặt đại diện cho thương hiệu này. Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã luôn ước mơ được mua những chiếc túi. Nhưng sẽ không có một chiếc túi nào, hay bất cứ một thứ gì khác lớn hơn cả tình yêu quê hương, đất nước hay lòng tự tôn của người dân Nga".

DJ Katya Guseva - người có hơn 587.000 người theo dõi trên nền tảng Instagram cũng đã có động thái tương tự. Cô cho biết mình sẽ nói không với Chanel. "Họ buộc tôi phải ký vào một số tài liệu đáng xấu hổ là từ chối quê hương để ủng hộ thương hiệu của họ. Tôi chống lại chứng sợ người Nga và chống lại cả sự phân biệt đối xử theo quốc tịch. Để cho bạn thấy tôi đang vô cùng nghiêm túc, tôi chỉ đơn giản sẽ cắt chiếc túi này ra, tôi không cần Chanel nữa, tạm biệt, Chanel".

Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán - ảnh 3

Bên cạnh đó, rất nhiều phụ nữ khác như doanh nhân tới từ Monaco - Victoria Bonya, một blogger du lịch người Nga Sharli Prokopif và rất nhiều những người khác cũng đã làm theo cách tương tự bằng cách xé toạc những chiếc túi Chanel đắt tiền của họ. Cuộc phản đối diễn ra ngay sau khi Chanel thông báo ngừng hoạt động và kinh doanh tại Nga, thậm chí họ còn từ chối bán hàng cho người Nga ở những nước khác với ý định mang về nước của họ.

Victoria Bonya, doanh nhân và influencer người Nga cho biết: "Tôi là người Nga đang sinh sống tại châu Âu và tôi sẽ từ chối dùng mọi đồ từ Chanel".

Động thái này của Chanel cho thấy rằng những thương hiệu xa xỉ hiện đang thích ứng dần với những biện pháp trừng phạt dù đối mặt với vô vàn những chỉ trích trên mạng xã hội về việc "bài xích Nga". Trên mạng xã hội Twitter, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã bị chỉ trích động thái của Chanel.

Dù rằng đã gây chú ý nhưng sự phẫn nộ nói trên của những phụ nữ Nga lại đang vấp phải đối mặt với vô vàn chỉ trích và những phản ứng trái chiều. Một số người bình luận hành động của họ là vô ích và đang thổi phồng mọi chuyện bằng cách cắt nát những chiếc túi để phản đối chính sách của thương hiệu.

Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán - ảnh 4

Nhiều người khác đã cho rằng sự phản đối đó không hay ho, điều này giống như một hành động có tổ chức. Nhiều người dùng mạng xã hội phản đối cách hành xử của nhóm phụ nữ trên, thắc mắc tại sao họ không lo lắng cho những người dân Ukraine đã thiệt mạng, thay vì thực hiện những hành động được cho là vô cùng trẻ con này.

"Nếu là chủ thương hiệu Chanel, tôi sẽ âm thầm mở tiệc ăn mừng vì những khách hàng này đã bỏ rơi mình", một người bình luận. "Sao họ không thử bán đi những chiếc túi Chanel đắt đỏ này và ủng hộ trẻ em và người tị nạn, thay vì cắt nát chúng", một người khác nói.

Phía Chanel cho biết động thái trên nhằm tuân thủ những lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), cấm bán cho Nga những mặt hàng xa xỉ có giá hơn 300 euro (327 USD). Đại diện Chanel nói những lệnh trừng phạt của EU và Thuỵ Sĩ cũng đã bao gồm việc cấm bán hàng xa xỉ cho cá nhân có ý định sử dụng chúng tại Nga.

Trong một thông báo, Chanel đã nói: "Đây là lý do tại sao chúng tôi triển khai quy trình yêu cầu khách hàng mà chúng tôi không biết nơi cư trú chính phải xác nhận rằng những mặt hàng họ mua sẽ không phép sử dụng tại Nga, hiện chúng tôi đang làm việc để cải thiện quy trình này và xin lỗi vì mọi sự hiểu lầm và những bất tiện có thể xảy ra".

Người Nga cắt nát túi Chanel sau quy định ngừng bán - ảnh 5

Việc kinh doanh tại Nga hiện đang trở nên vô cùng phức tạp kể từ khi nước này thực hiện cuộc chiến tranh xung đột vũ trang tại Ukraine. Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt những biện pháp trừng phạt mạnh tay lên Moskva.

Vào đầu tháng 3 trước đó, nhiều thương hiệu xa xỉ đình đám trên thế giới, bao gồm Chanel, Hermes, Prada và LVMH đã đóng cửa hàng tại Nga kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine. Chanel vào 4/3 đã tuyên bố đóng toàn bộ cửa hàng và dừng giao hàng cũng như dừng hoạt động thương mại điện tử vài ngày trước đó.

Mặc dù có rất nhiều người Nga giàu có hiện đang quan tâm tới hàng hoá xa xỉ nhưng những chuyên gia đánh giá nó vẫn rất nhỏ so với những thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc. Theo ngân hàng đầu tư Jefferies, số tiền người Nga chi ra cho hàng hiệu đang chiếm khoảng 9 tỷ USD doanh thu hàng năm, chỉ bằng 6% số tiền chi tiêu cho hàng hiệu của người Trung Quốc và 14% của người Mỹ.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

4 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

13 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

13 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

13 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

13 giờ trước