meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mỹ rót hàng tỷ USD với tham vọng bá chủ ngành chip nhớ toàn cầu

Thứ tư, 18/01/2023-09:01
Mới năm ngoái, Mỹ đã phân bổ khoảng 39 tỷ USD tài trợ cho nhiều nhà sản xuất chip và cắt giảm thuế ô tô cho một số thiết bị liên quan. Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra hàng loạt biện pháp khuyến khích để tăng gấp đôi tỷ trọng sản xuất toàn cầu lên 20% vào năm 2030. 

Theo WSI, chỉ sau 2 năm Mỹ đã thực sự tin tưởng, chất bán dẫn chính là trung tâm của nền kinh tế hiện đại, tương tự như dầu mỏ trong thời đại số hóa. Tuy nhiên, chip đang bị thiếu hụt trầm trọng do khủng hoảng chuỗi cung ứng. Công ty tư vấn AlixPartners cho biết, các nhà sản xuất ô tô trong năm ngoái đã mất khoảng 210 tỷ USD doanh thu vì không đủ chip. Chưa kể, nhiều người lo ngại đại lục có thể thống trị các lĩnh vực chip quan trọng trong thời gian tới. Chính vì thế, Chính phủ và nhiều công ty Mỹ đã và đang rót hàng tỷ USD để củng cố dây chuyền sản xuất nội địa cũng như bảo vệ nguồn cung chip. 

Từ năm 2020, các công ty bán dẫn đã đề xuất hơn 40 dự án với trị giá lên đến gần 200 tỷ USD trên phạm vi khắp cả nước. Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn cho biết, những dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra 40.000 việc làm cho người lao động. 

Hàng loạt khó khăn vì thiếu hụt chip

Trước kia vào những năm 1900, trong bối cảnh dầu mỏ là trụ cột của các nền kinh tế công nghiệp, Mỹ được coi là một trong những nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn cung cho chất bán dẫn khá phức tạp vì chúng có nhiều loại, liên tục biến động giá và chủ yếu phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với quy mô kinh tế, Mỹ không thể nào tự sản xuất toàn bộ. 


Hiện tại, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã hạ nhiệt phần nào, tuy nhiên Giám đốc điều hành Mick Farrell vẫn lo sợ nguồn cung chip có thể bị tắc nghẽn một lần nữa. Ảnh minh họa
Hiện tại, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã hạ nhiệt phần nào, tuy nhiên Giám đốc điều hành Mick Farrell vẫn lo sợ nguồn cung chip có thể bị tắc nghẽn một lần nữa. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, Mike Schmidt - người đứng đầu văn phòng Bộ Thương mại chia sẻ: “Không có nhà sản xuất hàng đầu nào ở Mỹ. Chúng tôi mong muốn đưa Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất, đồng thời tạo ra động lực duy trì cho tương lai. Chắc chắn có thể khẳng định, đây là một trong các mục tiêu vô cùng tham vọng”.

Được biết, thiếu hụt chip nhớ đã dẫn đến nhiều tổn hại. Giám đốc điều hành Ford Motor - Jim Farley - cho biết, kể từ đầu năm các công nhân Bắc Mỹ chỉ có thể làm việc 3 ngày một tuần. Con chip không đủ cho động cơ gạt nước kính chắn gió trong bán tải F-150 đã khiến 40.000 chiếc xe không đạt được mục tiêu sản xuất. Đến năm 2014, mỗi chiếc máy điều trị chứng ngưng thở khi ngủ của ResMed (trụ sở tại San Diego) sản xuất chỉ chứa 1 con chip duy nhất với mục đích xử lý áp suất và độ ẩm không khí. Sau đó, hãng này đã đưa chip di động vào thiết bị nhằm gửi báo cáo đến người dùng qua điện thoại di động. Theo đó, tần suất sử dụng cũng đã tăng từ 50% lên 87% và giảm tỷ lệ tử vong của những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Dễ dàng thấy được, chỉ một con chip vô cùng nhỏ bé nhưng đã có thể cứu sống được rất nhiều người. 

Tình trạng thiếu chip cũng khiến hoạt động ở ResMed gián đoạn dù nhu cầu máy móc lại tăng lên. Theo đó, bệnh nhân phải đối mặt với sự chờ đợi mòn mỏi kéo dài đến cả tháng trời. Sau đó, ResMed đã phải thiết kế lại máy móc, đồng thời thay thế những con chip đang thiếu hụt bằng loại chất bán dẫn sẵn có cũng như tìm kiếm nguồn cung mới.

Hiện tại, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã hạ nhiệt phần nào, tuy nhiên Giám đốc điều hành Mick Farrell vẫn lo sợ nguồn cung chip có thể bị tắc nghẽn một lần nữa. Tháng 5/2022, ông cùng nhiều CEO công nghệ y tế khác xin Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo hỗ trợ. Sau đó, bà Raimondo đã đề xuất các cơ quan liên bang chỉ định thiết bị y tế chính là sản phẩm thiết yếu và hỗ trợ kết nối trực tiếp người mua và nhà sản xuất. Đây là một trong những động lực quan trọng giúp Đạo luật Khoa học và Chip nhớ được thông qua.

Mỹ rót hàng tỷ USD với tham vọng bá chủ ngành chip nhớ 

Sau đó, Intel đã tiến hành khởi công dự án tại Ohio với trị giá lên đến 20 tỷ USD.  Trong một sự kiện của Nhà Trắng, Giám đốc điều hành Intel - ông Patrick Gelsinger - phát biểu và cho biết, nhà máy có thể đáp ứng hàng loạt các nhu cầu, bao gồm cả việc giảm sức ép chuỗi cung ứng trên thế giới, tăng cường an ninh quốc gia Mỹ và mang đến nhiều việc làm thuộc lĩnh vực công nghệ cho khu vực này.


Việc dây chuyền sản xuất chip tập trung quá nhiều ở 3 “điểm nóng” là Trung Quốc, Hàn Quốc cùng với Đài Loan đã khiến Mỹ lo lắng. Ảnh minh họa
Việc dây chuyền sản xuất chip tập trung quá nhiều ở 3 “điểm nóng” là Trung Quốc, Hàn Quốc cùng với Đài Loan đã khiến Mỹ lo lắng. Ảnh minh họa

Từ những năm 1940, các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã phát minh cũng như thương mại hóa chất bán dẫn. Hiện tại, những công ty Mỹ vẫn đang thống trị các mắt xích sinh lời nhất trong chuỗi cung ứng, điển hình như thiết bị thiết kế chip, công cụ phần mềm và nhiều cỗ máy trị giá hàng triệu USD. Thế nhưng, Boston Consulting Group và SIA cho rằng, thị phần Mỹ về sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% năm 1990 xuống chỉ còn 12% vào năm 2020. Ngược lại, thị phần của Trung Quốc đại lục lại tăng từ 0% lên 15%. Ngoài ra, Đài Loan và Hàn Quốc mỗi quốc gia đang chiếm hơn 20% thị phần và nổi bật nhất là TSMC. Được biết, TSMC đang chuẩn bị đầu tư nhà máy tại Arizona với quy mô rơi vào khoảng 12 tỷ USD. 

Động thái này diễn ra khi Mỹ đã đồng ý cung cấp cho các nhà sản xuất chất bán dẫn một khoản tài trợ vô cùng béo bở để đưa ngành công nghiệp chip trở lại đất Mỹ. Theo đó, cơ sở mới của TSMC sẽ sản xuất loại chip 3 nanomet, nhỏ cũng như nhanh nhạy nhất hiện nay. Các chuyên gia nhận định, việc rót vốn xây dựng một nhà máy mới cho thấy được sự lạc quan trong dài hạn của nhiều nhà sản xuất chip nhớ trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động. Sau 2 năm tăng trưởng kỷ lục, nhu cầu với một số con chip đã giảm đáng kể. Vì thế, nhiều công ty chip (trong đó có TSMC) đã cắt giảm các kế hoạch chi tiêu ngắn hạn nhằm đối phó với tình trạng suy thoái.

Điều đáng nói, việc dây chuyền sản xuất chip tập trung quá nhiều ở 3 “điểm nóng” là Trung Quốc, Hàn Quốc cùng với Đài Loan đã khiến Mỹ lo lắng. Tham vọng của Mỹ đến đúng vào thời điểm nhạy cảm nhất với những nhà sản xuất chip khi nhu cầu đang giảm mạnh. Để khắc phục vấn đề này, bà Raimondo đã tiếp cận nhiều nhà đầu tư cơ sở hạ tầng tư nhân tham gia vào những dự án chip. Tháng 11 năm trước, bà cũng đã đệ trình ý tưởng với 700 nhà quản lý tiền tệ trong một hội nghị đầu tư tại Singapore được tổ chức bởi Ngân hàng Barclays.

Nỗ lực này dường như đã được đền đáp. Tháng 12, TSMC tuyên bố sẽ tăng khoản đầu tư cho một nhà máy bán dẫn tiên tiến phía bắc Phoenix lên 40 tỷ USD. Năm ngoái, Mỹ cũng đã phân bổ khoảng 39 tỷ USD tài trợ cho các nhà sản xuất chip, đồng thời cắt giảm thuế tô với một số thiết bị liên quan. Chưa kể, EU còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích để tăng gấp đôi tỷ trọng sản xuất trên toàn cầu lên mức 20% vào năm 2030.  

Các chuyên gia nhận định, việc Mỹ và EU tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất chip đã phần nào cho thấy sự công nhận của giới chức về việc chất bán dẫn không chỉ quan trọng với an ninh quốc gia hay hệ thống vũ khí tiên tiến mà còn với cuộc sống hàng ngày. 


Các chuyên gia nhận định, việc Mỹ và EU tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất chip đã phần nào cho thấy sự công nhận của giới chức về việc chất bán dẫn không chỉ quan trọng với an ninh quốc gia hay hệ thống vũ khí tiên tiến mà còn với cuộc sống hàng ngày
Các chuyên gia nhận định, việc Mỹ và EU tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất chip đã phần nào cho thấy sự công nhận của giới chức về việc chất bán dẫn không chỉ quan trọng với an ninh quốc gia hay hệ thống vũ khí tiên tiến mà còn với cuộc sống hàng ngày

Mặc sự ảm đạm của toàn ngành trong ngắn hạn, nhiều Giám đốc điều hành vẫn kỳ vọng doanh thu toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ tăng gấp đôi lên hơn 1 nghìn tỷ USD/năm, tạo cơ sở cho các khoản đầu tư khổng lồ khác. Bên cạnh đó, ngân sách chi tiêu còn được thúc đẩy bởi hàng loạt những biện pháp khuyến khích xây dựng nhà máy tại Mỹ và EU cùng hy vọng chuyển trọng tâm toàn ngành ra khỏi châu Á.

Các nhà máy mới sẽ tiêu tốn khoảng tỷ USD để có thể sản xuất chip. Bên cạnh khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng và máy móc, các tập đoàn công nghệ cũng phải rót rất nhiều tiền phục vụ cho quá trình xử lý chip vốn vô cùng phức tạp, chẳng hạn như tách chip từ tấm bán dẫn (wafer), tức fabricate. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

12 giờ trước