meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dell gây bất ngờ khi dự định ngừng sử dụng chip của Trung Quốc, muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ nước khác như Việt Nam

Thứ sáu, 06/01/2023-09:01
Dell - nhà sản xuất máy tính của Mỹ đặt ra mục tiêu dừng sử dụng chip được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024, đồng thời đề nghị các nhà cung cấp cũng giảm lượng linh kiện “made in China” đáng kể trong các sản phẩm của mình như một phần của nỗ lực giúp chuỗi cung ứng đa dạng hóa trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo Nhịp sống thị trường, chia sẻ với Nikkei Asia, CEO của một nhà cung cấp chip cho HP và Dell cho biết Dell trước đó có kế hoạch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, và sẽ làm khá triệt để lần này. Thậm chí, họ không muốn chip được sản xuất tại Trung Quốc vì e ngại chính sách của Mỹ. Kế hoạch này thực sự đang diễn ra và có vẻ như xu hướng sẽ không thể đảo ngược.

Dell - nhà sản xuất máy tính của Mỹ đề ra mục tiêu dừng sử dụng chip được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024, đồng thời đề nghị các nhà cung cấp cũng giảm lượng linh kiện “made in China” đáng kể trong các sản phẩm của mình như một phần của nỗ lực giúp chuỗi cung ứng đa dạng hóa trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.


Dell đang yêu cầu nhà cung cấp sản xuất linh kiện tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam
Dell đang yêu cầu nhà cung cấp sản xuất linh kiện tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam

Các nguồn tin nói với Nikkei Asia cho biết cuối năm ngoái, nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 toàn cầu đã nói với các nhà cung cấp về mục tiêu của họ. Theo đó, họ có kế hoạch giảm đáng kể việc dùng chip được sản xuất bởi Trung Quốc. 

Dell đặt mục tiêu tất cả các con chip được dùng trong các sản phẩm của họ đều được sản xuất tại các nhà máy bên ngoài Trung Quốc kể từ năm 2024 trở đi.

Động thái của Dell là ví dụ mới nhất minh chứng cho căng thẳng Mỹ - Trung đang thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa sản xuất rời khỏi Trung Quốc của các nhà sản xuất đồ điện tử. Một người có kiến thức về vấn đề này chia sẻ rằng các nhà cung cấp có thể mất các đơn đặt hàng từ Dell nếu không có biện pháp ứng phó. Theo các nguồn tin, HP là đối thủ của Dell, cũng đã bắt đầu khảo sát các nhà cung cấp của mình để xem xét và đánh giá liệu việc chuyển hoạt động sản xuất và lắp ráp ra khỏi Trung Quốc có khả thi hay không.

Các nguồn tin cho biết thêm bên cạnh chip, Dell cũng đề nghị các nhà cung cấp linh kiện khác như mô đun điện tử, bảng mạch in và các nhà lắp ráp sản phẩm chuẩn bị năng lực sản xuất ở các nước bên ngoài Trung Quốc như Việt Nam.

Các nhà sản xuất máy tính như Dell và HP trước đây đã mua chip từ các nhà phát triển chip mà không cần lo ngại quá nhiều về nguồn gốc xuất  xứ. Thái độ hiện nay thay đổi đã khiến một số người trong lĩnh vực này không khỏi bất ngờ.

CEO của một nhà cung cấp chip cho cả Dell và HP nói với Nikkei Asia: “Trong nhiều năm qua, đã có hàng ngàn linh kiện cho máy tính xách tay và hệ sinh thái đã vận hành, phát triển và hoàn thiện tại Trung Quốc. Chúng tôi từng nghe nói Dell có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và đợt này sẽ làm khá nghiêm ngặt. Thậm chí họ không muốn chip của mình còn được sản xuất tại Trung Quốc vì những lo ngại liên quan đến chính sách của chính phủ Mỹ. Đây là một kế hoạch đang diễn ra thực sự và dường như không thể đảo ngược xu hướng này”.


Động thái của HP và Dell đã khiến nhiều người trong ngành bất ngờ vì họ từng mua chip mà không quan tâm đến xuất xứ
Động thái của HP và Dell đã khiến nhiều người trong ngành bất ngờ vì họ từng mua chip mà không quan tâm đến xuất xứ

Nói với Nikkei Asia về kế hoạch của mình, Dell cho biết: “Chúng tôi đã liên tục nhận thấy sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, điều đó có ý nghĩa đối với chúng tôi và khách hàng”. Bên cạnh đó, nhà sản xuất máy tính cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc có nhiều khách hàng để phục vụ và cũng là thị trường quan trọng nơi mà họ có các thành viên trong tập đoàn.

Dell không cho biết chi tiết về các kế hoạch đa dạng hóa của mình, tuy nhiên cho biết họ sẽ có sự đa dạng về địa lý, ổn định và tính linh hoạt được tích hợp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cũng như mong đợi của đối tác và khách hàng.

Vào năm 2021, HP và Dell đã cùng xuất xưởng hơn 133 triệu máy tính xách tay và máy tính để bàn. Nhà cung cấp dữ liệu Canalys cho biết đa số đều được lắp ráp tại các thành phố Côn Sơn, tỉnh Trùng Khánh, Giang Tô, Tứ Xuyên của Trung Quốc. Theo kế hoạch, Apple dự định bắt đầu sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam vào giữa năm nay và điều này có nghĩa rằng công ty sẽ sở hữu một số cơ sở sản xuất thay thế bên ngoài Trung Quốc cho toàn bộ các dòng sản phẩm chính của mình.

Eddie Han, một nhà phân tích của Isaiah Research, nói với Nikkei Asia rằng: “Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử hiện nay đang thực hiện việc xây dựng cơ sở sản xuất thay thế bên cạnh Trung Quốc nghiêm túc hơn là căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng. Với Apple hay các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác của Mỹ thì điều đó đều đúng.

Dell gây bất ngờ khi dự định ngừng sử dụng chip của Trung Quốc, muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ nước khác như Việt Nam - ảnh 3

Chia sẻ với Nikkei Asia, Ivan Lam, một nhà phân tích công nghệ của Counterpoint cho biết: “Các công xưởng sản xuất khu vực sẽ bắt đầu nổi lên tại Ấn Độ, Đông Nam Á và cả Mỹ Latinh. Thay vì chỉ lắp ráp sản phẩm, sự chuyển đổi sẽ chuyển sang sản xuất nhiều linh kiện hơn. Chúng tôi vẫn cho rằng sẽ tốn nhiều thời gian đối với việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tuy nhiên xu hướng lần này đang thực sự nổi lên và đây sẽ là tương lai của chuỗi cung ứng công nghệ”.

HP trả lời yêu cầu của Nikkei Asia về các kế hoạch của mình rằng họ đang có hoạt động chuỗi cung ứng mạnh mẽ tại Trung Quốc và trên toàn cầu để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước