meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Loạt ông lớn công nghệ Trung Quốc đi tìm lời giải về khả năng phục hồi trong năm 2023

Thứ năm, 05/01/2023-14:01
Trong năm 2022, có hàng loạt ông lớn công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent,... cũng đã chứng kiến giá trị vốn hóa bị thổi bay hàng tỷ USD. Để có thể tránh tình trạng này lặp lại trong năm 2023 thì CNBC cũng đã đưa ra một số giải pháp mà các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ áp dụng.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, năm 2022 tiếp tục là một năm khó khăn đối với cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc. Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty công nghệ hàng đầu ví dụ như Alibaba, Tencent hay là nhiều doanh nghiệp khác cũng đã bị thổi bay hàng tỷ USD. 

Cũng theo đó, dịch bệnh COVID-19 cùng với chính sách phòng dịch nghiêm ngặt cũng đã gây ra tổn hại cho nền kinh tế của Trung Quốc. Các công ty internet Trung Quốc cũng đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại khi mà chi tiêu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng cũng như dòng tiền quảng cáo bị cắt giảm.

Và các nhà đầu tư cũng đang rất thận trọng đối với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, trong khi đó thì các nhà phân tích lại cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn chưa chắc chắn và vẫn còn tồn tại khá nhiều rủi ro. 

Mặc dù vậy thì những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể nghĩ đến việc mở cửa trở lại của nền kinh tế cũng mang đến cho các nhà đầu tư hy vọng về một sự thay đổi. Các nhà phân tích ở ngân hàng đầu tư Jefferies cho biết: “Chúng tôi lạc quan về triển vọng lĩnh vực internet năm 2023 nhờ câu chuyện mở cửa trở lại và tâm lý người tiêu dùng được cải thiện”.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chú trọng vào việc nới lỏng chính sách Zero-COVID

Tính từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020 thì Trung Quốc cũng đã tiến hành áp dụng chính sách Zero-COVID, cố gắng áp dụng những biện pháp phong tỏa một cách nghiêm ngặt cũng như xét nghiệm hàng loạt để có thể kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh. Mặc dù vậy thì chính sách đó cũng đã gây ra áp lực đối với nền kinh tế cùng các doanh nghiệp. 

Và các gã khổng lồ công nghệ ví dụ như Tencent và Alibaba cũng đã công bố tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm nhất sau nhiều năm vào năm 2022, trong khi các nhà sản xuất xe điện như là Xpeng cũng đã chứng kiến doanh số mờ nhạt bởi tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Mặc dù vậy thì cũng có những dấu hiệu cho thấy chính sách Zero - COVID của Trung Quốc cũng có thể được nới lỏng. Vào ngày 7/12, chính quyền Trung Quốc cũng đã thực hiện một loạt biện pháp nới lỏng, bao gồm sẽ cho phép một số người bị nhiễm bệnh có thể cách ly tại nhà thay vì ở các cơ sở của Chính phủ cũng như loại bỏ yêu cầu xét nghiệm đối với khách du lịch của mình. 

Và cách mà Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách Zero-COVID cũng có thể xác định được mức độ phục hồi của ngành công nghệ Trung Quốc. Theo ông Xin Sun - là giảng viên tại Đại học King's College London cho hay: “Tôi cho rằng triển vọng phục hồi của ngành công nghệ trong năm tới phụ thuộc chủ yếu vào mức độ mà nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khả năng chi tiêu của người tiêu dùng có thể phục hồi”. 

Cũng theo vị này, với mức độ tiêu dùng bị kìm hãm như hiện nay thì phần lớn là do các hạn chế có liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng và sự phục hồi của ngành công nghệ thực sự sẽ có khả năng xảy ra nếu như Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh một cách suôn sẻ, mở cửa trở lại của nền kinh tế. 

Ngành công nghệ cũng có thể tăng tốc

Theo các nhà phân tích, tốc độ tăng trưởng của các tên tuổi công nghệ Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc trở lại vào năm 2023 khi mà nền kinh tế của nước này chuẩn bị mở cửa trở lại, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng sẽ không đạt được mức ngang bằng những gì diễn ra ở trong quá khứ, khi mà doanh thu hàng quý của nhiều công ty ghi nhận tăng từ 30% đến 40%.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Và Alibaba cũng được dự báo sẽ có mức doanh  quý IV tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi tiến hành tăng tốc lên chỉ hơn 6% trong quý 1/2023. Trong khi đó thì Tencent cũng dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm ghi nhận chỉ 0,5% trong quý IV, sau đó là 7% trong quý đầu tiên của năm 2023 và 10,5% trong quý thứ hai. 

Jefferies cũng tin rằng “mua sắm trực tuyến chính là một lĩnh vực tốt để các công ty công nghệ có thể đón nhận sự phục hồi trước quảng cáo và giải trí”. Điều đó cũng có thể mang đến lợi ích cho các công ty như gã khổng lồ thương mại điện tử ví dụ như là Alibaba và JD.com. Cũng theo các nhà phân tích ở ngân hàng đầu tư cho hay, họ cũng kỳ vọng vào ngành quảng cáo trực tuyến sẽ có thể tăng trưởng trở lại vào năm 2023, tuy nhiên cảnh báo mức tăng trưởng cũng sẽ còn phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế vĩ mô.

Những quy định cũng trở nên dễ đoán hơn nhiều

Có thể thấy, chính sách Zero - COVID của Trung Quốc chính là một trở ngại lớn đối với lĩnh vực công nghệ của nước này trong năm nay, tuy nhiên trên thực tế các nhà đầu tư cũng đã lo sợ kể từ cuối năm 2020 và khi mà Bắc Kinh tăng cường thắt chặt quy định đối với ngành công nghệ, internet. 

Cũng theo đó, việc thắt chặt các quy định đối với ngành công nghệ chính là một trong những yếu tố lớn khiến cho những gã khổng lồ công bố tốc độ tăng trưởng một cách chậm hơn và đã cản trở đà tăng trưởng giá cổ phiếu của họ. Cũng tính từ đầu năm 2021, chỉ số công nghệ Hang Seng tại Hong Kong - nơi mà hầu hết các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang tiến hành niêm yết, ghi nhận giảm  hơn 50%.

Cũng trong thời gian hai năm qua, chính quyền Bắc Kinh cũng đã đưa ra một loạt chính sách, từ các quy tắc chống độc quyền mới đến luật bảo vệ dữ liệu và một luật chưa từng có trong việc sử dụng thuật toán của các công ty công nghệ. Các công ty vi phạm các quy tắc chống độc quyền cũng đã bị trừng phạt với số tiền kỷ lục, trong đó có bao gồm cả Alibaba và công ty giao đồ ăn Meituan. 

Hơn thế, lĩnh vực game cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vào năm 2021, các cơ quan quản lý cũng đã đóng băng việc phê duyệt phát hành các trò chơi điện tử mới và đã đưa ra các quy tắc giới hạn thời gian chơi đối với trẻ em dưới 18 tuổi. 

Các quy tắc cũng đã khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy hoảng sợ, những người phần lớn không hề hay biết trước về việc thắt chặt theo quy định của Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ của họ. Mặc dù vậy thì có những dấu hiệu cho thấy một số áp lực pháp lý có thể sẽ được nới lỏng. 

Cũng theo đó, các cơ quan quản lý cũng đã tiến hành khởi động lại việc phê duyệt các tựa game trong năm nay, điều này cũng sẽ có lợi cho Tencent và NetEase - đây là hai công ty trò chơi trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Chính phủ cũng đã có nhiều lần cam kết hỗ trợ cho lĩnh vực công nghệ trong năm nay.

Linghao Bao - là nhà phân tích tại Trivium China chia sẻ rằng: “Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay chính là tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi cũng đã thấy một số nỗ lực gần đây với mục tiêu nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và giải cứu thị trường bất động sản. Điều đó cũng nói rằng, các quy định cũng có thể sẽ được thay đổi”.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiến hành thay đổi mô hình kinh doanh

Như thế, từ đa dạng hóa đến việc bán bớt cổ phần trong các mảng kinh doanh khác, tác động của quy định cũng như nền kinh tế tăng trưởng chậm lại cũng đang thay đổi cách những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vận hành công ty. 

Đầu tiên là các công ty công nghệ Trung Quốc cũng đã tiến hành cắt giảm chi phí cũng như rút khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi để có thể hướng đến việc tăng trưởng lợi nhuận. 

Bên cạnh việc điều hành dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất của Trung Quốc WeChat, Tencent còn được xem là một nhà đầu tư vào các công ty khác. Mặc dù vậy thì công ty gần đây cũng đã bắt đầu suy thoái vốn ở một số công ty lớn nhất của Trung Quốc. Và khi sự giám sát về lĩnh vực công nghệ tăng lên thì Tencent đã bán đi cổ phần tại một số công ty được đầu tư bao gồm JD.com và Meituan.

Alibaba là công ty có hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Trung Quốc ghi nhận chiếm phần lớn doanh thu cũng đang cố gắng tăng doanh số bán hàng từ các lĩnh vực như điện toán đám mây để có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. 

Được biết, Bắc Kinh cũng đã tìm ra cách tách một số doanh nghiệp có liên kết tài chính với các công ty công nghệ. Ant Group - là chi nhánh fintech của Alibaba cũng đã được ngân hàng trung ương Trung Quốc tiến hành yêu cầu trở thành công ty nắm giữ tài chính vào năm 2023 sau khi đợt chào bán lần đầu ra công chúng bị hủy bỏ vào hồi tháng 11/2020.

Vào đầu năm nay, Tencent cho biết họ đang tìm hiểu xem liệu rằng các quy định có yêu cầu WeChat Pay của họ làm điều tương tự hay không là bởi dịch vụ thanh toán di động cũng như thuộc một công ty cổ phần tài chính riêng biệt.

Đâu là rủi ro lớn nhất?

Dù cho một số nhà đầu tư có lý do để có thể lạc quan về ngành công nghệ của Trung Quốc trong năm tới nhưng họ chắc chắn vẫn sẽ mang trong mình một tâm thế vô cùng thận trọng khi theo dõi diễn biến mới của thị trường. 

Có thể thấy, sự không chắc chắn về tương lai của chính sách Zero- COVID cùng với quỹ đạo của nền kinh tế vào năm 2023 cũng là một trong những rủi ro lớn nhất. Một số ngân hàng đầu tư cũng đã tiến hành cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thời gian vài tháng qua trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm và lĩnh vực bất động sản lao dốc, hai động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế hàng đầu của châu Á trong những năm trước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

14 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

14 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

14 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

14 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

14 giờ trước