meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2023: Thách thức kéo đang chờ đón chuỗi cung ứng công nghệ Trung Quốc

Thứ tư, 04/01/2023-15:01
Một số chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc nới lỏng những chính sách phòng dịch Covid-19 một cách đột ngột sẽ tác động dây chuyền lên nền kinh tế nước này. Trong khi đó, nhu cầu sụt giảm sẽ khiến triển vọng về chuỗi cung ứng công nghệ năm 2023 thêm phần ảm đạm. 

Theo Asia Nikkei, thời điểm hiện tại chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã bước sang năm mới và đối mặt với thử thách kép có liên quan đến nhu cầu sụt giảm cùng với sự hỗn loạn về tình hình nhân sự của các doanh nghiệp sau khi chính quyền nước này bất ngờ thay đổi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. 

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy triển vọng ảm đạm với thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng đến từ việc “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Apple đã thông báo đến một số nhà cung cấp về việc giảm sản xuất linh kiện cho AirPods, Apple Watch và MacBook ngay trong quý đầu tiên vì nhu cầu suy yếu.

Cụ thể, một nhà cung cấp của Apple cho biết: “Apple mới đây đã thông báo với chúng tôi về việc giảm đơn đặt hàng đối với hầu hết các dòng sản phẩm kể từ quý 4/2022, một phần là do nhu cầu sụt giảm. Hiện nay, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc vẫn đang nỗ lực đối phó với những thay đổi chính sách mới nhất có liên quan đến những biện pháp kiểm soát dịch”. 


Dấu hiệu đầu tiên cho thấy triển vọng ảm đạm với thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng đến từ việc Apple thông báo đến một số nhà cung cấp về việc giảm sản xuất linh kiện cho AirPods, Apple Watch và MacBook ngay trong quý đầu tiên vì nhu cầu suy yếu. Ảnh minh họa
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy triển vọng ảm đạm với thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng đến từ việc Apple thông báo đến một số nhà cung cấp về việc giảm sản xuất linh kiện cho AirPods, Apple Watch và MacBook ngay trong quý đầu tiên vì nhu cầu suy yếu. Ảnh minh họa

Được biết, những chính sách thay đổi này diễn ra vào đầu tháng 12/2022 khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng “Zero Covid” để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Ban đầu, các nhà sản xuất công nghệ rất ủng hộ sự thay đổi này, thế nhưng hiện tại họ đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức khi phải chấp nhận một điều bình thường mới, đó là sự gia tăng của các ca nhiễm bệnh và các biện pháp kiểm dịch sẽ ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn.

Chia sẻ với Nikkei Asia, Giám đốc điều hành của một nhà sản xuất linh kiện điện tử cung cấp cho Apple, Samsung cũng như một số nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc cho biết, việc những doanh nghiệp ghi nhận các ca nhiễm bệnh mới đã trở thành điều hoàn toàn bình thường, không thể tránh khỏi. Điều này có thể khiến nhiều công ty bị gián đoạn công việc trong năm 2023.

Điều đáng nói, chính quyền địa phương cũng đã thúc đẩy sự thay đổi của những chính sách phòng dịch mới. Những tỉnh như Chiết Giang, Trùng Khánh và An Huy đã thông báo, những người lao động (bao gồm cả nhân viên y tế) nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể quay trở lại làm việc.

Theo như một quan chức tại tỉnh Giang Tô chia sẻ với Nikkei Asia, chính quyền địa phương hiện không còn can thiệp vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của các nhà máy; hầu hết các nhà máy này đều đã yêu cầu công nhân có triệu chứng nhẹ quay trở lại làm việc.

Kiểm soát dịch bệnh trở thành vấn đề quan trọng

Một số chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc nới lỏng những chính sách phòng dịch Covid-19 một cách đột ngột sẽ tác động dây chuyền lên nền kinh tế nước này. Cụ thể, Ting Lu, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của Nomura cho biết: “Sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm tại các thành phố lớn có thể chỉ là sự khởi đầu của một làn sóng lây nhiễm Covid-19 vô cùng lớn. Chúng tôi cho rằng, chỉ số hoạt động chính vẫn yếu và thậm chí là giảm trong tháng 12”. 


Một số chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc nới lỏng những chính sách phòng dịch Covid-19 một cách đột ngột sẽ tác động dây chuyền lên nền kinh tế nước này. Ảnh minh họa
Một số chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc nới lỏng những chính sách phòng dịch Covid-19 một cách đột ngột sẽ tác động dây chuyền lên nền kinh tế nước này. Ảnh minh họa

Theo Alicia Garcia Herrero - chuyên gia kinh tế về khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cũng đưa ra dự đoán rằng: “Tôi tin, việc nhu cầu bên ngoài suy yếu sẽ là một yếu tố thậm chí còn quan trọng hơn đối với lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc năm 2023”. Tuy nhiên, một số người khác ví như những nhân viên của Honor lại có quan điểm lạc quan hơn: “Việc nhu cầu vẫn đang ở mức yếu chính là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp sản xuất có thể vượt qua được những khó khăn có liên quan đến dịch bệnh”.  

Trong khi đó, quản lý một nhà cung cấp bảng mạch in cho Apple cùng với Intel chia sẻ rằng: “Hơn nửa bộ phận của chúng tôi đã ghi nhận kết quả dương tính với Covid-19 và đương nhiên chúng tôi sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn về sản lượng. Thế nhưng hiện nhu cầu đang khá thấp nên chúng tôi có thể cho nhân viên nghỉ phép”. 

Thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất công nghệ tại Trung Quốc không muốn cắt giảm nhân sự vì lo sợ sẽ lặp lại những vấn đề toàn ngành đã trải qua trong năm 2022. Đợt bùng phát dịch Covid-19 cuối tháng 10 vừa qua, tổ hợp Foxconn ở Trịnh Châu đã bị thiếu lao động trầm trọng. Hiện nay, Foxconn đang đưa ra đề nghị gói thưởng 14.000 nhân dân tệ (tương đương 2.013 USD) để tuyển dụng thêm nhân sự.

Trong chuỗi cung ứng công nghệ Trung Quốc, các nhà sản xuất khác cũng áp dụng việc tăng lương và thưởng cho công nhân vào đầu tháng khi một lượng lớn công nhân nghỉ việc giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, hoặc về quê sớm để đón Tết Nguyên đán.

Vẫn có những triển vọng lạc quan 

Nhiều người vẫn lạc quan cho rằng, năm mới đến sẽ mang đến những thay đổi tốt hơn. Một nhà quản lý của SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu tại Trung Quốc cho biết: “Hầu hết chúng tôi dự đoán rằng, làn sóng bùng phát dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh vào tháng 2, đến tháng 3 sẽ dần trở lại bình thường”. 


Nhiều người vẫn lạc quan cho rằng, năm mới đến sẽ mang đến những thay đổi tốt hơn. Ảnh minh họa
Nhiều người vẫn lạc quan cho rằng, năm mới đến sẽ mang đến những thay đổi tốt hơn. Ảnh minh họa

Trong khi đó, Jonah Cheng - Giám đốc đầu tư của CTCP tư nhân J&J Investment, cũng bày tỏ sự lạc quan như thế. Vị giám đốc này cho biết, đây là một dấu hiệu lạc quan về việc Trung Quốc sắp mở cửa nền kinh tế trở lại. Trong thời gian ngắn, chắc chắn sẽ có nhiều gián đoạn nhưng trong những quý tới, việc mở cửa trở lại là điều cần thiết để kích thích nền kinh tế cũng như mở đường cho sự phục hồi.   

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước