meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người dân Trung Quốc tiết kiệm cả thập kỷ vẫn chưa mua nổi nhà dù bong bóng bất động sản đã vỡ

Thứ năm, 05/01/2023-15:01
Tại Trung Quốc, giá nhà đã giảm 15 tháng liên tiếp, tuy nhiên tổng mức giảm chỉ là hơn 3%. Tổng mức tổn thất từ chiến dịch chấn chỉnh thị trường nhà đất của chính phủ nước này ước tính đã lên tới gần 1.300 tỷ đô la.

Giá bất động sản, lương cũng giảm

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, câu chuyện về khả năng mua nhà tại Trung Quốc đã trở nên nghiêm trọng hơn khi mức độ chấn chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với thị trường bất động sản cũng không hỗ trợ được nhiều cho những người muốn mua nhà như trường hợp của cô Qian.

Qian là giáo viên dạy học tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất của Trung Quốc là Thâm Quyến. Cô đã ở chung trong ký túc xá với đồng nghiệp trong suốt 9 năm qua để có tiền tiết kiệm mua một căn nhà. Dù thị trường bất động sản sụp đổ khiến giá nhà tại Thâm Quyến giảm khoảng 10% nhưng lương của cô cũng bị cắt giảm 9%. Để có thể sở hữu nơi ở riêng, cô cần phải tiết kiệm thêm vài chục năm nữa.


Giá nhà tại Trung Quốc giảm nhưng không đáng kể
Giá nhà tại Trung Quốc giảm nhưng không đáng kể

Cách đây 2 năm, các nhà chức trách đã siết chặt quản lý lên thị trường bất động sản với thái độ cứng rắn chưa từng có. Những hạn chế áp đặt lên hoạt động đi vay của các nhà phát triển địa ốc đã đi đến được mục tiêu hạn chế rủi ro tài chính bằng cách sàng lọc những công ty sử dụng đòn bẩy quá mức như China Evergrande.

Tuy nhiên giá nhà ở tại Trung Quốc vẫn vô cùng đắt đỏ, dù các công ty bất động sản đã chịu nhiều tổn thất lớn.

Theo số liệu từ chính phủ Trung ,giá nhà tại Bắc Kinh và Thượng Hải kể từ năm 2001 đến nay đã tăng lần lượt là 10 và 12 lần. Tại đa số các thành phố, thu nhập của người dân không thể theo kịp với đà tăng giá của nhà ở.

Chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm 2016 đã đưa ra một tuyên bố rằng nhà là nơi để ở mà không phải để đầu cơ. 4 năm sau, thịnh vượng chung trở thành khẩu hiệu cho những sự cố gắng trong việc xử lý tình trạng bất bình đẳng ở nhiều lĩnh vực từ thu nhập cho đến nhà ở.

Thủ đô Bắc Kinh đã đưa ra 3 lằn ranh đỏ vào năm 2020 để ngăn chặn tình trạng vay nợ của các nhà phát triển bất động sản trừ khi họ đáp ứng được những yêu cầu liên quan đến tài chính một cách nghiêm ngặt. Các nhà chức trách cũng áp đặt hạn chế cho vay đối với các nhà băng.

Các nhà phát triển địa ốc đã buộc phải tạm hoãn tiến độ xây dựng và hàng chục công ty trong lĩnh vực này rơi vào phá sản. Khủng hoảng lan rộng khiến người tiêu dùng bàng hoàng và theo đó doanh số bán nhà đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm.

Bắc Kinh tin rằng tình trạng đầu cơ sẽ được giải quyết khi thắt chặt điều kiện tài chính và hạn chế xây dựng. Sự bùng nổ của thị trường trước đó đã khiến một số người mua 2 đến 3 căn hộ mới để đầu cơ và đẩy giá cả ra xa tầm với của người khác.

Theo ông Tom Orlik, nhà kinh tế trưởng tại Bloomberg Economics, 3 lằn ranh đỏ là một trong những quyết định có chủ ý của các nhà chức trách nhằm nỗ lực làm xẹp bong bóng bất động sản và gia tăng cơ hội mua nhà cho dân cư.

Người dân Trung Quốc tiết kiệm cả thập kỷ vẫn chưa mua nổi nhà dù bong bóng bất động sản đã vỡ - ảnh 2

Nỗ lực giảm giá nhà của Bắc Kinh sau hơn 2 năm vẫn không đạt được thành công như mong đợi. Tính đến tháng 11/2022, giá nhà đã giảm 15 tháng liên tiếp, tuy nhiên mức giảm quá thấp đến mức không đáng kể. Tại 70 thành phố của Trung Quốc, giá nhà chỉ giảm 0,25% trong tháng 11 và không có tháng nào giảm quá 0,4%. Giá nhà tại Trung Quốc qua 15 tháng chỉ giảm hơn 3%.

Giá nhà tại Trung Quốc rất khó giảm sâu. Theo nghiên cứu của Goldman Sachs, có khoảng 90% dân thành thị Trung Quốc có nhà riêng, trong khi tại Mỹ tỉ lệ này chỉ là 60%. Tại Trung Quốc, sở hữu một căn hộ quan trọng đến mức phụ nữ hay đàn ông độc thân có nhà cửa riêng đều có khả năng kết hôn tốt hơn so với những người không có.

Con số 1.300 tỷ USD

Khả năng mua nhà không chỉ dừng lại ở giá nhà, mà còn ở sự tương quan so với thu nhập.

Giá nhà giảm nhưng một số lợi ích đã bị triệt tiêu vì những tổn thất về kinh tế cũng như các biện pháp kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc hiện nay đang tăng lên trong khi tiền lương không có dấu hiệu tăng trưởng.

Theo nhà kinh tế độc lập George Magnus, bong bóng bất động sản đã xẹp khiếp Trung Quốc chịu sức ép trong một thời gian dài. Nhà kinh tế này lo ngại rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã không dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra và thiệt hại có thể kéo dài trong bao lâu.

Vì bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc nên việc chấn chỉnh  thị trường của Chính phủ đã tác động tiêu cực đối với nhiều người. theo tờ Bloomberg, bất động sản chiếm tới 80% tài sản của các hộ gia đình và 25% GDP của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, khoảng 100 nghìn công ty bất động sản đã tạo ra 27 triệu việc làm. Theo tiết lộ của 28 công ty phát triển bất động sản được niêm yết trên sàn chứng khoán, quy mô nhân sự của họ đã giảm 15% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Người dân Trung Quốc tiết kiệm cả thập kỷ vẫn chưa mua nổi nhà dù bong bóng bất động sản đã vỡ - ảnh 3

Nhà đầu tư chịu những tổn thất lớn nhất. Cuộc bán tháo đã đánh bay 268 tỷ USD giá trị cổ phiếu và 116 tỷ USD giá trị trái phiếu vào thời điểm thị trường chứng khoán lao dốc tháng 11. Giá tài sản tài chính sau đó đã hồi phục nhờ một loạt các biện pháp hỗ trợ của chính phủ.

Theo ước tính của UBS, sự sụp đổ của thị trường bất động sản sẽ khiến hệ thống ngân hàng tổn thất tới 1.500 tỷ nhân dân tệ đối với các khoản trái phiếu, cho vay và những tài sản khác. 

Theo dự đoán của CMB International, doanh số sụt giảm sẽ khiến hoạt động trong thị trường bất động sản giảm 682 tỷ USD. Theo đó, tổng tổn thất do công cuộc chấn chỉnh thị trường bất động sản của chính phủ Trung Quốc đã lên tới gần 1.300 tỷ USD.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước