Nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái kéo dài vì nhu cầu của Trung Quốc hồi phục
BÀI LIÊN QUAN
Kinh tế năm 2022: Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục trở thành điểm sángViệt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu Năm 2023, những yếu tố nào sẽ định hình nền kinh tế thế giới?Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, ông Greg Jensen, đồng Giám đốc đầu tư của Bridgewater Associates đã đưa ra cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 16/12 cho thấy các cuộc suy thoái thường kéo dài hơn trong giai đoạn lạm phát cao như tại Mỹ hiện tại nếu ngân hàng trung ương không giảm lãi suất nhanh chóng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại cuộc họp cuối năm 2022 đã tuyên bố rằng lãi suất điều hành sẽ không giảm trong tương lai gần.
“Chúng tôi cho rằng cuộc suy thoái sắp tới sẽ kéo dài hơn bình thường vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ không kịp thời hỗ trợ và đây là một nhân tố rất quan trọng”, theo ông Greg Jensen nhận định hôm 16/12.
Vị đồng Giám đốc đầu tư của Bridgewater cho biết tin tốt lúc này là mức độ đòn bẩy trong hệ thống tài chính đang thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước năm 20098. Do đó, cuộc suy thoái sẽ không gây nên hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến suy thoái sâu hơn mà sẽ kéo dài lê thê thêm vài năm.
Cúp vàng liệu có giúp Argentina thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài hàng thập kỷ
Người dân Argentina cuối cùng cũng chờ được chiếc cúp vô địch World Cup sau 36 năm. Cúp vàng tới với hộ như một sự cứu rỗi đẹp đẽ và hào hùng nhất giữa lúc quốc gia này chìm trong bất ổn kinh tế, rối ren xã hội và hàng loạt cuộc biểu tình.Kinh tế năm 2022: Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục trở thành điểm sáng
Dù kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản năm 2022 có xu hướng chậm lại nhưng đây lại là nhóm hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất, so với cùng kỳ đã tăng hơn 33%. Trong đó, xuất khẩu xăng dầu, than đá và các loại khoáng sản khác đều đã tăng cao do giá cả tăng lên.“Bóng ma” kinh tế liệu rằng có ảnh hưởng nhiều tới ngành bất động sản?
Năm 2023 được nhiều người dự đoán là sẽ gặp nhiều khó khăn, thế nhưng nhiều người dự đoán ngành bất động sản sẽ thoát khỏi “bóng ma” suy thoái.Theo dự báo của ông Jensen, lạm phát năm 2023 sẽ giảm khi nền kinh tế giảm tốc. Thế nhưng, một số báo cáo lạm phát vẫn sẽ có những thông tin xấu, khiến giá cổ phiếu chịu sức ép.
Fortune cho biết nhiều chuyên gia phố Wall không đồng tình quan điểm với ông Jensen. Hôm 16/12 tại Bank of America, các nhà kinh tế đã hạ dự báo lạm phát năm sau chỉ còn 2,8% do giá hàng hóa “giảm mạnh”. Trong khi, dự báo của Goldman Sachs cho thấy lạm phát cuối năm sau chỉ còn 2,7%.
Dẫu vậy, ông Jensen có lợi thế là một trong ít các giám đốc đầu tư đã dự báo đúng về sự trỗi dậy của giá cả trong năm ngoái.
Ông Jensen – người có 26 năm kinh nghiệm tại Bridgewater đã đưa ra cảnh báo rằng lạm phát sẽ cao và kéo dài nhiều năm khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại.
Ông Jensen hôm 16/12 vừa qua đã cảnh báo thêm rằng nhà đầu tư vẫn chưa cho thấy giá nguy cơ suy thoái kéo dài nhiều năm và lạm phát sẽ giữ trên mức mục tiêu 2% trong một thời gian.
Sức ảnh hưởng của Trung Quốc
Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế trở lại là một trong những lý do khiến ông Jensen có quan điểm lo ngại về mức lạm phát năm sau.
Suốt cả năm nay, Bắc Kinh đã duy trì chính sách Zero Covid trái ngược với làn sóng nới lỏng sau đại dịch ở hàng loạt nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép nhiều hoạt động trở lại và giảm tải quy định về xét nghiệm trong những tuần gần đây.
Theo đồng giám đốc đầu tư của Bridgewater, việc Trung Quốc mở cửa sẽ đem đến mặt lợi cho một số nước, nhưng đó sẽ là một vấn đề đáng ngại với Mỹ và châu Âu.
Thời gian qua, Trung Quốc là nhân tố tích cực cho châu Âu và Mỹ vì quốc gia này không gây nên sức ép lạm phát.
Trong tình trạng nhà máy phải đóng cửa và người tiêu dùng bị phong tỏa, nhu cầu về nguyên vật liệu và hàng hóa của Trung Quốc xuống mức thấp, giúp giá cả toàn cầu giảm nhiệt.
Giá hàng hóa được cho là sẽ tăng và khiến lạm phát tại phương Tây trở nên trầm trọng thêm khi Trung Quốc nối lại hoạt động kinh tế.
Ông Jensen chỉ ra rằng các ngân hàng trung ương sẽ đối mặt với một bài toán nan giải rằng: Kiên quyết kìm hãm lạm phát bất chấp suy thoái hay chọn việc nới lỏng lãi suất, chấp nhận lạm phát cao để kích thích nền kinh tế.
Chuyên gia đến từ Bridgewater cảnh báo nhà đầu tư sẽ đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan của các ngân hàng trung ương trong năm sau, đồng nghĩa với việc không có nhiều chỗ trú ẩn.