meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu 

Thứ tư, 14/12/2022-11:12
Trong những năm qua, thứ hạng thương mại của Việt Nam liên tục được cải thiện rõ rệt, khác biệt với các nước khác trong khối ASEAN. Mặc dù vậy, các thách thức vẫn luôn hiện chờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2023 và các năm sắp tới.

Liên tục tăng hạng 

Theo baodautu.vn, bảng xếp hạng của WTO cho thấy, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, so với các nước trong ASEAN không ghi nhận tăng thứ hạng thì thứ hạng của Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc. 

Năm 2019, thứ hạng của Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN, vượt qua cả Thái Lan và Malaysia, chỉ xếp sau Singapore. Vào năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ 23, trị giá nhập khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 20 trên thế giới. 

Theo Tổng cục Hải quan, năm 1995 đánh dấu tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới, khi nước ta chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, làm đơn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 


Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt trội so với các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt trội so với các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Trải qua hơn 30 năm mở cửa nền kinh Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập và chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. 

Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh mẽ, liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục. Năm 2007, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ USD, đến năm 2011, chỉ sau 4 năm con số này đã tăng gấp đôi, đạt 200 tỷ USD. Vào năm 2015, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD. 

Chỉ sau 2 năm tiếp theo, vào 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD. Sau đó, cứ mỗi 2 năm tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng thêm 100 tỷ USD, tính đến nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD và cán mốc 600 tỷ USD vào tháng 11/2021. 

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4%; nhập khẩu ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1%. Trong 11 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận thặng dư thương mại đạt 10,6 tỷ USD. Dự kiến tính đến giữa tháng 12/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc 700 tỷ USD. 


Da giày là một trong những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Da giày là một trong những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Thách thức chờ phía trước 

Mặc dù, có nhiều tín hiệu tích cực về xuất nhập khẩu như trên, nhưng cũng có không ít các thách thức đang chờ đợi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian sắp tới. 

Theo nhận định của các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu trong nửa cuối quý IV/2022 và đầu năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn so với quý III vừa qua. Cơ hội thị trường, đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực trong năm 2023 đề sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, nội thất, sắt thép, xi măng, nhôm công nghiệp… Càng về cuối năm càng nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất vì không có đơn hàng mới. 

Một số nguyên nhân của sự sụt giảm đơn hàng như chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu  u và Mỹ khiến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh, trong khi đó, đây là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt từ phía Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường. 


Dự báo trong năm 2023, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.
Dự báo trong năm 2023, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung tại các trung tâm kinh tế lớn vẫn diễn biến khó lường khiến chi phí vận chuyển tăng mạnh. 

Xuất khẩu của Việt Nam cũng đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường do bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, giá nhập khẩu cao hơn và triển vọng tăng trưởng không bền vững tại các thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại, bởi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn (hơn 200%). 

Đáng quan ngại hơn nữa khi tỷ giá VND/USD tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí đầu vào tác động bất lợi đến nhập khẩu vì hiện nay Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tạo sức ép lên mặt bằng giá sản xuất trong nước. 

Các chuyên gia đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua được những khó khăn hiện tại và hoàn thành được chỉ tiêu xuất nhập khẩu đề ra trong cả năm 2022 là đạt 750 tỷ USD. Doanh nghiệp cần cập nhật tình hình của các bạn hàng, thị trường xuất nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng của các nước có quan hệ với Việt Nam. 

Doanh nghiệp không chỉ dựa vào các thị trường truyền thống, có kim ngạch nhập khẩu hàng hóa lớn từ Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc mà có thể tìm kiếm chuyển hướng sang một số quốc gia khác để bù đắp kim ngạch xuất khẩu truyền thống bị giảm sút. Doanh nghiệp cần đa dạng hóa mặt hàng, sử dụng linh hoạt phương thức thanh toán, chủ động về nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất xuất khẩu, đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển để giảm chi phí xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước