meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam thuộc diện “đứng mũi chịu sào” về mức độ tác động

Thứ năm, 08/12/2022-14:12
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu chậm lại, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhưng vẫn có điểm sáng về nhu cầu nội địa. 

Theo vnexpress.net, báo cáo kinh tế mới nhất của HSBC cho thấy ngành xuất khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường khó khăn trong thời gian tới. Trong tháng 11, xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2021, mức sụt giảm cao hơn nhiều so với dự đoán của HSBC là -2,3%, của thị trường BBG là -2,3%. Như vậy, trong hai năm gần đây, tháng 11/2022 đã chứng kiến mức sụt giảm đáng kể ở tất cả các lĩnh vực. 

Các chuyên gia của HSBC cho rằng, Việt Nam đã thâm nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất toàn cầu nên khi thương mại toàn cầu chậm lại sẽ khó tránh khỏi những tác động không mấy tích cực. 

Cụ thể, khi chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) thế giới giảm liên tục từ tháng 5/2021 và đi sâu vào vùng thu hẹp sản xuất từ tháng 9/2022 (dưới mốc 50 điểm), thể hiện rõ ở số lượng đơn hàng mới sụt giảm. Điều này khiến Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia bị ảnh hưởng đầu tiên. Theo đó, từ tháng 9 năm nay, trên 630.000 công nhân bị ảnh hưởng do các đơn hàng nước ngoài bị giảm sút, trong đó khoảng 90% công nhân bị giảm giờ làm. 

HSBC cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên là từ lĩnh vực điện tử, vốn chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, số lượng đơn hàng điện tử mới trên thế giới đã bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm nay. Đặc biệt diễn ra mạnh mẽ tại 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. 


Số lượng đơn hàng nước ngoài giảm sút ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.
Số lượng đơn hàng nước ngoài giảm sút ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.

Các lĩnh vực xuất khẩu khác của Việt Nam có xu hướng bị ảnh hưởng bởi suy thoái ở Mỹ. Điển hình như thị trường nhà ở tại Mỹ bắt đầu chững lại do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất điều hành nên nhu cầu các sản phẩm gỗ trong xây dựng giảm rõ rệt. Các sản phẩm này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ. 
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may và da giày cũng có dấu hiệu đi xuống. Mặc dù hai lĩnh vực này vẫn hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng xuất khẩu trong quý III/2022, nhưng chủ yếu do hiệu ứng cơ sở so sánh thấp của năm ngoái. 

"Trong bối cảnh lạm phát cao và tiêu dùng dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ ở các nước phương Tây, chúng tôi dự báo Việt Nam sẽ còn chứng kiến tình hình sụt giảm trong lĩnh vực này", HSBC nhận định.

Bên cạnh những khó khăn về thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, HSBC cũng chỉ ra những điểm sáng đầy hứa hẹn. Đó là nhu cầu nội địa bùng nổ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng. Doanh thu bán lẻ tiếp tục cho thấy kết quả tích cực của việc mở cửa trở lại, tháng 11 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Dù có những dấu hiệu sơ khởi cho thấy một chút chững lại, tăng trưởng nhiều khả năng sẽ duy trì vững vàng khi thị trường lao động tiếp tục cải thiện, theo HSBC.

Trong tháng 11, Việt Nam đã đóng khoảng 600.000 khách du lịch, đưa tổng số du khách đón tiếp trong 11 tháng đầu năm lên gần 3 triệu người. Con số này là rất ấn tượng khi thị trường vắng bóng khách Trung Quốc, nhưng Việt Nam đã chủ động khai thác các thị trường mới như Ấn Độ. Theo Tổng Cục Du lịch Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, du khách Ấn Độ chiếm khoảng 4% tổng du khách đến nước ta trong năm nay. 

"Mặc dù quy mô chưa lớn, chúng tôi cho rằng việc mở rộng sang các thị trường mới ít nhất cũng sẽ mang lại sự hỗ trợ cần thiết", báo cáo của HSBC nhận định.

Một vấn đề mà HSBC cảnh báo đó là tình trạng lạm phát toàn phần của Việt Nam trong tháng 11 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản đạt gần mức 5% cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu nội địa. 

Việt Nam đang gặp tình trạng thiếu năng lượng, tạo áp lực tăng lạm phát toàn phần. HSBC dự báo áp lực lạm phát sẽ còn tăng trong vài quý tới, buộc Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng phải tiếp tục có những biện pháp tiền tệ để kìm hãm lạm phát.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

7 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

7 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

7 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

7 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

7 giờ trước