Tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USDXuất khẩu tôm Việt vào thị trường Mỹ và EU giảm mạnh trong tháng 10Một doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vừa đánh mất thị trường xuất khẩu chỉ vì cái khay nhựaTheo Vneconomy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 11/2022, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ đều ghi nhận giảm sâu từ 20 - 26% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng mặt hàng mực, bạch tuộc cùng các loại cá biển xuất khẩu vẫn giữ được tăng trưởng dương ghi nhận lần lượt là 9% và 6%.
Cá tra là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất
Như thế, tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra vẫn ghi nhận đạt gần 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng đến 63% và xuất khẩu tôm về trên 4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 14%. Cá ngừ cũng là ngành có tăng trưởng lớn thứ 2 với mức tăng 40% và đạt mức 941 triệu USD. Xuất khẩu mực, bạch tuộc cũng đã tăng trưởng khá là mạnh 30% đạt mức 704 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sắp tới vào EU sẽ đắt đỏ hơn nếu không cắt giảm phát thải khí nhà kính
Sắp tới, hàng hóa vào thị trường EU sẽ trở nên đắt đỏ hơn, nếu các doanh nghiệp không thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, cơ chế này sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD
Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính cả 10 tháng năm 2022 tới thị trường Nhật Bản đã tăng 34% so với cùng kỳ khi đạt 1,5 tỷ USD. Đây là kết quả đáng khích lệ nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tình trạng lạm phát tăng cao làm nhu cầu tiêu dùng đi xuống. Điều đó cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng chú ý đến các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam.Thị trường Mỹ cũng đã đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất dành cho ngành thủy sản Việt Nam với trên 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gần 10%. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong cũng như thị trường Nhật Bản cũng đạt doanh số gần tương đương với nhau, ghi nhận khoảng 1,6 tỷ USD. Thị trường EU tính đến cuối tháng 11 cũng đã mang về cho thủy sản Việt Nam trên 1,2 tỷ USD và Hàn Quốc mang về trên 882 triệu USD.
Còn khối các nước CPTPP (bao gồm Nhật Bản) ghi nhận chiếm trên 26% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với mức gần 2,7 tỷ USD trong thời gian 11 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 34%.
Giám đốc Truyền thông của VASEP - bà Lê Hằng cho rằng: “Nhìn chung, thành tựu trên 10 tỷ USD tính đến cuối tháng 11 là kết quả của sự tăng trưởng mạnh 3 quý đầu năm, với thuận lợi nhu cầu thị trường, giá xuất khẩu tăng, nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng”.
Mặc dù vậy, theo bà Hằng thì giai đoạn trong nửa cuối năm ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cũng đã chậm lại và nhu cầu thị trường cũng đã tuột dốc, thể hiện rõ rệt nhất ở kết quả xuất khẩu ở trong quý 4/2022. Chi tiết, trong tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản cũng chỉ tăng 2% o với cùng kỳ năm 2021. Bước sáng tháng 11/2022 thì thấp hơn hẳn 14% sp với thời điểm tháng 11/2021.
Bà Lê Hằng nhận định rằng: “Dự báo tháng 12, xuất khẩu thủy sản cũng sẽ giảm sâu hơn nữa và đà sụt giảm sẽ kéo dài sang năm 2023. Lạm phát cũng ảnh hưởng nặng nề đến các thị trường nhập khẩu và khiến cho nhu cầu mua hàng cho giai đoạn quý 1/2023 đã gần như là đình trệ”.
Cũng theo đó có nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết rằng đơn hàng đã sụt giảm mạnh không chỉ đối với các mặt hàng cao cấp ví dụ như tôm sú, tôm chân trắng cỡ lớn và hải sản cao cấp ví dụ như mực, bạch tuộc, cá ngừ,... mà các sản phẩm có mức giá vừa phải như tôm cỡ nhỏ, cá tra, cá biển nhỏ, chả cá,... cũng đều ghi nhận bị giảm đáng kể nhu cầu cho quý sắp tới.
Đến hết quý 1/2023, xuất khẩu thủy sản vẫn còn khó khăn
Có thể thấy, nhận diện bức tranh hiện nay có liên quan đến việc sụt giảm mạnh về đơn hàng thủy sản, Tổng Thư ký VASEP - ông Trương Đình Hòe cho biết thông điệp xuyên suốt cho năm 2023 chính là có nhiều chuyện đáng lo. Bởi vì ngành thủy sản chính là ngành xuất khẩu nên trong bối cảnh nền kinh tế trên thế giới dự báo sẽ tiếp tục xấu đi và ngành thủy sản cũng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Mặc dù vậy, theo ông Trương Đình Hòe, ngành thủy sản không hẳn là bi quan bởi vì thị trường không thể nào mãi xuống được, quan trọng thị trường trở lại khi nào. Cũng theo thống kê của Hiệp hội thì một số doanh nghiệp nhỏ đã kỳ vọng đơn hàng cũng sẽ tăng trở lại vào thời điểm tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp lớn thì phải đến cuối quý 1/2023 thì mới có thể phục hồi được.
Còn theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN) - đây là đơn vị chuyên nuôi chế biến tôm xuất khẩu - hàng năm lượng tôm bố mẹ nhập khẩu duy trì khoảng 200.000 con, ông Hồ Quốc Lực cho biết, việc nhập con giống đã làm cho giá thành xuất khẩu của Việt Nam cao hơn Ecuador và Ấn Độ ghi nhận khoảng 1 USD cho mỗi loại cùng size. Vậy nên, nếu như đúng như hoạch định của Tổng cục Thủy sản thì giai đoạn năm 2022 - 2030 từ chương trình giống thì sẽ tăng cường trong việc đầu tư nghiên cứu tôm sú và giúp gia tăng thêm phần chủ động nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để có thể cung cấp cho sản xuất ở trong nước thì xuất khẩu tôm mới có được cơ hội khởi sắc và chiếm lĩnh thị trường Mỹ, EU đồng thời giữ vững được thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ông Hồ Quốc lực chia sẻ thêm, nội tại ở trong nước chúng ta cần phải nâng cao tỷ lệ nuôi thành công. Ví dụ như trước đây nuôi 10 ao trúng 3 ao thì cố gắng giờ nuôi trúng 7 ao. Điều này sẽ tăng được tỷ lệ thành công và làm giảm được giá thành của sản phẩm cũng như tăng sức cạnh tranh của mình.
Theo kết quả khảo sát ở trên 117 doanh nghiệp thủy sản bằng hình thức trực tuyến và online cũng cho thấy, có 71% số doanh nghiệp cho rằng triển vọng của ngành thủy sản trong năm 2023 cũng sẽ khó khăn và có hơn 22% doanh nghiệp sẽ đánh gái rất khó khăn và cũng chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp lạc quan vào bức tranh của ngành thủy sản trong thời gian sắp tới.
Và có ba nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp cảm thấy lo ngại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ nay cho đến năm 2023 bao gồm biến động về tỷ giá, nguồn vốn thắt chặt và kinh tế trên thế giới suy thoái cũng như lạm phát tăng đã làm giảm đi nhu cầu dẫn đến tồn kho tăng cũng như cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn từ các đối thủ có chi phí thấp cũng như giá bán rẻ như Ecuador hay Ấn Độ.
Có thể thấy, với câu hỏi rằng “Doanh nghiệp đang thực hiện các giải pháp gì để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động?” thì đa phần đều lựa chọn ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như tiết kiệm năng lượng và quản trị một cách hiệu quả hàng tồn kho.
Cũng theo đó, có đến 87% doanh nghiệp có thể nhận thức được vấn đề đầu tư vào công nghệ để có thể phát triển một cách bền vững. Mặc dù vậy thì số doanh nghiệp này cũng cho biết chưa thể nào có thể sắp xếp được tài chính nên chưa thể nào có thể triển khai cũng như chỉ 13% doanh nghiệp sẵn sàng nguồn lực và xuống tiền đầu tư ngay.
Cũng theo đó, việc có nhiều ngân hàng đang tiến hành tăng lãi suất cho vay vốn cũng đang khiến cho các doanh nghiệp ngành thủy sản cảm thấy lo lắng. Giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú, Hậu Giang - ông Lê Bảo Toàn tâm sự rằng, lãi suất vay của năm nay cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Bên cạnh đó, vấn đề về tỷ giá cũng đang gây trở ngại khi không ngừng tăng cao và đã làm chênh lệch tỷ giá của doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2022 cũng là rất lớn. Ông Lê Bảo Toàn nhấn mạnh rằng: “Hiện nay doanh nghiệp phát sinh khoản tiền vay, nhất là tiền USD, tỷ giá tiền đô tăng. Mình có đồng thu về đô nhưng bù trừ giữa tiền vay và tiền thu về, ít nhiều làm cho tiền của mình nó bị lỗ trị giá”.