Một doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vừa đánh mất thị trường xuất khẩu chỉ vì cái khay nhựa
Từ 3 năm nay, nhờ hành lang pháp lý của những hiệp định EVFTA, CPTPP… giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường EU, Hoa Kỳ nhờ lợi thế ưu đãi thuế quan.
Tuy nhiên, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Tô Thị Tường Lan cho biết, doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng được cơ hội khi xuất sang EU và Mỹ vì sản phẩm đa số là sơ chế. Chính các doanh nghiệp cũng chậm đổi mới để thích ứng.
Nhu cầu suy yếu khiến xuất khẩu tôm tháng 10 giảm xuống 26%
Trong tháng 10 vừa qua, các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 52 triệu USD, giảm 56% so với cùng kỳ; xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 19% trong khi Hàn Quốc giảm 26%. Đồng thời, xuất khẩu tôm sang Anh và các quốc gia EU cũng đã giảm sâu từ 55% cho đến 88% so với cùng kỳ năm trước.Điểm yếu nào khiến Việt Nam chưa thể trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn sang Trung Quốc?
Nhiều ý kiến hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trwor thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam thay cho Mỹ vì lợi thế vị trí địa lý gần. Đồng thời, quốc gia này cũng có tín hiệu mở cửa trở lại sau thời gian dài thực hiện chính sách Zero Covid - 19. Nhưng thực tế lại không được như mong muốn khi xuất khẩu tôm sang Trung Quốc lại đang giảm mạnh.Xuất khẩu tôm Việt Nam đứng trước cơ hội lớn
Vì những biến động chính trị thế giới hay việc lạm phát tăng cao toàn cầu khiến cho các giao dịch nông sản gặp gián đoạn, trong đó có sản phẩm tôm.Mới đây lại có doanh nghiệp xuất khẩu tôm bị mất thị trường EU vì từ chối thay đổi khay nhựa đóng gói.
"Ngay lập tức có một số nhà cung cấp mua tôm Thái Lan rồi đóng khay và xuất khẩu. Tôi nói vậy để thấy rằng công nghiệp hỗ trợ bao bì sản phẩm, nhất là bao bì hiện nay liên tục được thay đổi theo hướng thân thiện môi trường. Công nghiệp hỗ trợ của chúng ta rất yếu kém để hỗ trợ cho các ngành thực phẩm" - Bà Lan nhấn mạnh.
Cũng vướng mắc hàng rào kỹ thuật như sản phẩm thủy sản khi vào EU, vừa qua thị trường này cũng đã từ chối mặt hàng mỳ ăn liền của một doanh nghiệp Việt. Bởi không đáp ứng mẫu mã bao bì mà họ yêu cầu. Mặc dù trước đó Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM đã tư vấn và cảnh báo sớm.
Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM (FFA) Lý Kim Chi cho hay, xu hướng sản phẩm xanh, bền vững từ cái bao bì tưởng chừng rất nhỏ, dễ đổi nhưng lại trở thành vấn đề "nóng" ảnh hưởng tới tăng trưởng chung của toàn cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
"Câu chuyện về khay nhựa đựng tôm, hay nắp nhôm hộp mỳ được cho là rất đơn giản, việc thay đổi chúng cũng dễ và không lớn nhưng nhà sản xuất Việt lại không muốn thay đổi… Chúng ta không đáp ứng được nguyên tắc về xuất xứ, không thay đổi được mẫu mã bao bì thì chúng ta rất khó hòa nhập với thị trường" - Bà Kim Chi cho biết.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Na Uy và Trung Quốc. Mỹ đang là thị phần lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường CPTPP chiếm khoảng 27%. Tới cuối tháng 10/2022, xuất khẩu vào đây đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với 2018 (trước khi ký Hiệp định CPTPP) và tăng gần 40% so với cùng kỳ.
Với lĩnh vực lương thực, thực phẩm trong vòng 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng xuất khẩu tăng từ 25 - 40%, khá thuận lợi. Tuy nhiên để hòa nhập với thị trường EU thì các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hơn.
Việc hòa nhập với các thị trường FTA, vấn đề thuế quan là một phần, vướng mắc lớn nhất là những hàng rào kỹ thuật. Điều này cần sự thay đổi tư duy mạnh mẽ về các vấn đề tham gia sâu hơn vào "sân chơi" này.
Với bài toán nguồn vốn, khi được khơi thông sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao sức cạnh tranh trên một sân chơi lớn.