meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm yếu nào khiến Việt Nam chưa thể trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn sang Trung Quốc?

Thứ ba, 27/09/2022-17:09
Nhiều ý kiến hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trwor thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam thay cho Mỹ vì lợi thế vị trí địa lý gần. Đồng thời, quốc gia này cũng có tín hiệu mở cửa trở lại sau thời gian dài thực hiện chính sách Zero Covid - 19. Nhưng thực tế lại không được như mong muốn khi xuất khẩu tôm sang Trung Quốc lại đang giảm mạnh.

Trung Quốc đã có hơn 1.000 nhà máy chế biến tôm thẻ chân trắng

Trước bối cảnh thế giới rơi vào tình trạng lạm phát và chi phí vận tải tăng cao cùng những sức ép cạnh tranh tôm giá rẻ của Ecuador, Ấn Độ, đồng thời hàng tồn khi vẫn còn lớn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam như Sao Ta, Minh Phú đang giảm dần hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Số liệu của Hiệp hội Chế biến Thuỷ sản (VASEP) cho thấy, trong tháng 7/2022, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm tới 54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 6, xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đã giảm mạnh 36%


Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang giảm dần hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang giảm dần hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Nhiều người kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ là thị trường lớn của tôm Việt Nam bởi vị trí địa lý của hai nước rất gần nhau và việc Trung Quốc đang dần nới nới lỏng chính sách Zero Covid - 19. Nhưng thực tế, kỳ vọng này khá xa với hiện thực.

Theo đó, sau khi nghi nhận mức tăng trưởng mạnh vào đầu năm thì xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 7 sang Trung Quốc giảm 17%, đạt 38 triệu USD. Đồng thời, đây đã là tháng thứ 2 giảm liên tục. 

Trong tháng 7, Trung Quốc chiếm 10% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm tới các thị trường khác, đứng thứ 4 sau Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy kinh tế Trung Quốc đang dần mở cửa lại và nới lỏng những quy định liên quan tới Covid - 19 tại các cảng biển nhưng những quy định về nhập khẩu còn rất khắt khe, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất tôm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với những nhà cung cấp từ Ecuador. Ecuador đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc để bù lại lượng xuất khẩu sang Mỹ bị giảm.

Việt Nam vốn chiếm lợi thế về xuất khẩu tôm thẻ chân trắng chế biến khi đạt tỷ trọng 74% trong số những loại tôm xuất khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, hiện tại Trung Quốc gần như đã có thể tự chủ nguồn cung tôm thẻ chân trắng chế biến, vì vậy việc nhập khẩu mặt hàng này sẽ hạn chế.

Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) cho biết, những năm trước, Việt Nam nhập khẩu tôm nguyên liệu giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ sau đó chế biến rồi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhưng khi Việt Nam tham gia vào những hiệp định thương mại tự do, kèm với một số thị trường lớn áp thuế chống bán phá giá với tôm Ecuador, ẤN Độ; Việt Nam cũng không nhập khẩu tôm về chế biến, thay vào đó sẽ tăng cường nuôi trong nước để đảm bảo quy tắc xuất xứ.

Khi Việt Nam bỏ việc nhập khẩu tôm giá rẻ để tự nuôi chế biến, thì chi phí và giá bán cũng cao hơn. “Việt Nam bỏ thì Trung Quốc lại “nhảy” vào. Hiện nay, Trung Quốc cũng có hơn 1.000 nhà máy chế biến tôm và chỉ phục vụ thị trường nội địa đã đủ có lời. Vì vậy, họ chuyển sang nhập khẩu tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ về chế biến mà không phải quan tâm tới những quy tắc xuất xứ. Vì vậy, tôm thẻ chân trắng của Việt Nam thực tế rất khó cạnh tranh để nhập khẩu vào thị trường này” - Ông Lực chia sẻ.


Tôm thẻ chân trắng của Việt Nam thực tế rất khó cạnh tranh để nhập khẩu vào Trung Quốc
Tôm thẻ chân trắng của Việt Nam thực tế rất khó cạnh tranh để nhập khẩu vào Trung Quốc

Với Việt Nam, nhu cầu về tôm sú nguyên con của thị trường Trung Quốc còn rất lớn vì người tiêu dùng thích tôm to, nhất là giới thượng lưu/ Loại tôm này chủ yếu được nuôi bằng phương pháp quảng canh (nuôi từ 6 - 9 tháng) và chỉ có Cà Mau, Bạc Liêu mới sản xuất được.

Xuất khẩu của Minh Phú sang thị trường Trung Quốc giảm từ đầu năm tới nay vì vướng những quy định nghiêm ngặt từ các yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa nhập khẩu để ngăn sự bùng phát dịch Covid - 19 tại quốc gia này.

Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú - Ông Lê Văn Quang cho biết, hiện nay doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu từ một số khách hàng bên Trung, họ muốn mua tôm giá rẻ từ Việt Nam, vận chuyển qua đường biên giới vốn đang được các công ty nhỏ ưa thích.

Doanh nghiệp Việt chọn thị trường Nhật Bản

Thay vì chọn thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam chọn Nhật Bản và Hàn Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu tôm. Bởi hai thị trường này thích những sản phẩm được chế biến tỉ mỉ, đây chính thế mạnh của Việt Nam mà Ecuador và Ấn Độ chưa thực hiện được. Ngoài ra, cước tàu sang hai thị trường này cũng “mềm” hơn so với Mỹ và EU.

Theo số liệu của VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản, Hàng Quốc trong tháng 7/2022 vẫn tăng trưởng rất khá ổn định là 5% và 22% so với cùng kỳ năm 2021. “Cước tàu từ Việt Nam tới Hàn và Nhật không cao như tới những nước phương Tây. Hơn nữa, lạm phát tại những nước châu Á cũng không phải vấn đề quá lớn. Đây chính là yếu tố giúp duy trì đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất khẩu tôm tới những thị trường này” - VASEP cho biết.


Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường tiềm năng
Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường tiềm năng

Trang Seafood Source đưa tin, doanh thu từ Mỹ tính lũy kế 7 tháng đầu năm giảm 43% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 64 triệu USD. Trong khi doanh thu tại thị trường Nhật Bản tăng lên 23%, đạt 94 triệu USD, vượt qua Mỹ để thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Minh Phú.

“Tuy tỷ giá đồng Yên và Việt Nam đồng giảm 16%, nhưng tính ra bán hàng tại Nhật vẫn có lợi thế vì cước tàu rẻ, chỉ từ 4.000 - 5.000 USD/container. Như vậy sẽ không làm tăng giá bán “ảo” bởi cước tàu phải cộng vào chi phí giá bán. Điều này có thể bù một phần vào việc đồng Yên Nhật mất giá. Ngoài ra, chúng tôi có lợi thế về sản phẩm được chế biến tỉ mỉ. Vì vậy Nhật Bản chiếm tỷ trọng xuất khẩu rất lớn trong số những thị trường của Sao Ta trong 2 năm nay” - Ông Lực nói.

Nhưng Nhật Bản không nằm ngoài xu hướng suy thoái giảm tiêu thụ vì kinh tế khó khăn. Vì vậy, Sao Ta phải giảm giá bán khoảng 2% để giữ chân thị trường này. “Chúng tôi có cơ sở để giảm giá sản phẩm vì năm nay tôm được mùa, theo đó giá thành sản xuất cũng có thể bớt đi” - Ông Lực nó.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước