meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam có tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp: Nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng Sao Ta vẫn khẳng định có lời

Thứ sáu, 09/09/2022-10:09
Việt Nam có tỷ lệ nuôi tôm thành công hiện thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Ấn Độ khi chỉ đạt dưới 40%. Trong khi Thuận Phước khá chật vật vì vụ tôm chính năm nay gặp bất lợi và thị trường xuất khẩu u ám thì Sao Ta lại vẫn cho thấy khả năng tồn tại tốt.

Sao Ta khẳng định có lãi

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm ghi nhận 3 tháng giảm liên tiếp khi tiếp tục đi lùi.

Cụ thể, trong tháng 8, xuất khẩu tôm giảm 22% so với đỉnh 456 triệu USD trong tháng 5. Tuy vậy, vẫn tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 8 tháng đầu năm đạt 3 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo VASEP, trong bối cảnh lạm phát tại các thị trường lớn như EU và Mỹ tăng cao cùng với chi phí cao và nguyên liệu khan hiếm, xuất khẩu tôm đang chững lại.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, Việt Nam chỉ đạt dưới 40% về tỷ lệ nuôi tôm thành công. So với Thái Lan 55% và Ấn Độ 48%, thì con số này lép vế hơn hẳn.


Sao Ta khẳng định có lãi dù nhiều doanh nghiệp đang chật vật vì thị trường xuất khẩu ảm đạm
Sao Ta khẳng định có lãi dù nhiều doanh nghiệp đang chật vật vì thị trường xuất khẩu ảm đạm

Vốn dĩ đã thấp hơn đối thủ, tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam còn đối mặt với những trở ngại như dịch bệnh và thời tiết bất lợi nên giá tôm nguyên liệu tăng lên và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của một số công ty.

Theo khẳng định từ Sao Ta, họ vẫn có lãi vì hợp tác với C.P Việt Nam về giống. Ngoài ra, công ty vẫn làm chủ về công nghệ và quy trình nuôi. Bởi vậy, doanh nghiệp đã có thể mở rộng vùng nuôi từ 300ha lên 500ha.

Hiện nay, Sao Ta sở hữu vùng nuôi mới chỉ đảm bảo 30% nguyên liệu dành cho chế biến và các thị trường khó tính với những yêu cầu về xuất xứ cao.

Tuy vậy, Sao Ta cho rằng vẫn có cơ hội bán hàng và lợi thế cạnh tranh nhờ mảng nuôi. Họ nhấn mạnh rằng mảng chế biến và nuôi tôm đều hiệu quả, và mảng này không phải gánh đỡ mảng khác.

Nhiều yếu tố như thị trường và mùa mưa sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận cụ thể. Giá tôm nguyên liệu cao ở thời điểm này và mảng nuôi có được lợi thế. Tuy nhiên, mảng nuôi lại không lời nhiều trong năm 2021 vì giá tôm đi xuống do mức tiêu thụ chậm.

Biên lợi nhuận gộp quý II vừa qua của Sao Ta đạt khoảng 11,7%, tăng 2,9 điểm phần trăm so với quý 1 và quý 2 của năm ngoái.

Một số doanh nghiệp lớn trong ngành tôm cũng chứng kiến biên lợi nhuận gộp quý II như của Sao Ta khi khởi sắc vào mùa vụ. Chẳng hạn như Minh Phú cao nhất với 19,9%, tăng lần lượt 8,3% và 2,8 điểm % so với quý I và quý II năm ngoái.

Ông Hồ Quốc Lực nói về tương lai ngành tôm nửa cuối năm rằng quý III là mùa cao điểm đối với xuất khẩu tôm. Thế nhưng, dịch bệnh trên con tôm khiến vụ nuôi tôm chính năm nay tại miền Tây sẽ dừng sớm hơn dự kiến.

Ông Lực cho biết các doanh nghiệp tôm đa phần có thể đáp ứng ⅔ nguyên liệu, hoặc chỉ ½. Trong khi tôm cỡ lớn cũng giảm so với năm ngoái nên các doanh nghiệp tôm gặp nhiều trở ngại khi trả nợ đơn hàng. 

Theo dự báo của ông, bài toán rất khó dành cho các doanh nghiệp tôm trong quý 3 sẽ là nguyên liệu, không ngoại trừ Sao Ta. 

Theo ông Nguyễn Văn Khải - Thành viên HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, Sao Ta chỉ dùng tôm tươi ở mảng chế biến và công ty không có dự trữ nguyên liệu. Bởi vậy, rất khó để tránh được ảnh hưởng của biến động giá. Thế nhưng, Sao Ta vẫn có được biên lợi nhuận khá tốt vì đa phần bán các sản phẩm chế biến sâu có giá trị tăng cao.

Bên cạnh đó, việc tập trung cơ giới hoá cũng như quản lý sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và đảm bảo lợi nhuận. Trong những lúc giá biến động, Sao Ta cũng có thể đàm phán và chia sẻ với doanh nghiệp khác vì họ có những khách hàng lớn.

Việt Nam có tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp: Nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng Sao Ta vẫn khẳng định có lời - ảnh 2

Ông Khải nói thêm: “Chúng tôi có thể vượt qua được vấn đề biến động giá nguyên liệu. Doanh thu của Sao Ta 8 tháng đầu năm đạt 3.805 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm ngoái, và ứng với khoảng 70,4% kế hoạch của cả năm. Theo đó, chúng tôi tự tin hoàn tất mục tiêu, tuy nhiên vượt được hay không còn phải xem tình hình sản xuất và xuất vào quý cuối cùng”.

Thuận Phước chứng kiến mảng chế biến phải bù lỗ cho mảng nuôi 

Khác với Sao Ta, Thuận Phước là CTCP Thuỷ sản lại đang khá chật vật vì biến động giá nguyên liệu. 

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Thuận Phước, giá thành sản xuất của Việt Nam luôn cao hơn khoảng 1-2 USD/kg so với các nước khác vì tỷ lệ nuôi tôm thành công ở mức thấp.

Theo nhận định của ông, do vùng nuôi tối chưa được quy hoạch và môi trường dễ ô nhiễm cũng như dịch bệnh dễ lây lan nên mảng nuôi tôm của Việt Nam còn phụ thuộc. 

Ông Lĩnh nói: “Doanh nghiệp tôm Việt Nam có lợi thế là những sản phẩm chế biến sâu. Hiện tại các công ty đa phần bán sản phẩm giá trị gia tăng mà không còn xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế nữa. Mảng chế biến đã bù lỗ cho mảng nuôi bấy lâu nay”. 

Nguyên liệu khan hiếm đã khiến Thuận Phước phải ghi nhận biên lợi nhuận gộp trong quý II giảm giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2021, xuống còn 9,8%.

Việt Nam có tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp: Nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng Sao Ta vẫn khẳng định có lời - ảnh 3

Ông Lĩnh nói: “Nửa cuối năm, xuất khẩu tôm sẽ khá u ám vì thiếu nguyên liệu. Lạm phát tại Mỹ và EU thì cao kỷ lục khiến người dùng thắt chặt chi tiêu nên sản phẩm không biết sẽ xuất sang đâu. Thuận Phước đã phải vật lộn để giữ được biên lợi nhuận ở mức tích cực”.

Ngoài ra, ông còn đưa ra cảnh báo rằng doanh nghiệp ngành tôm Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Ấn Độ vốn đang đầu tư cho chế biến sâu nếu không có sự nâng cấp sản phẩm.

Ông Lĩnh cho rằng quy hoạch lại vùng nuôi là rất cần thiết để có thể cân bằng lợi nhuận ở cả mảng chế biến và mảng nuôi. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng cường biên lợi nhuận nhờ hình thức đầu tư vào con giống. Bởi lẽ, đó là tiền đề của chăn nuôi. Tỷ lệ sống sẽ cao và giá trị cũng tăng lên nếu con giống kháng bệnh và hấp thu tốt.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước