Diễn biến trái chiều của thị trường tôm và cá tra: Xuất khẩu tôm “giảm tốc”, xuất khẩu cá tra tận dụng tốt lợi thế
BÀI LIÊN QUAN
Giữa mùa cao điểm, các doanh nghiệp gỗ vẫn phải sản xuất cầm chừng vì đơn hàng xuất khẩu giảm mạnhGiá xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam tăng mạnh nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường EUNhiều mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan có thể phải đối mặt với biện pháp phòng vệ thương mạiTheo Báo tin tức, trong khi tôm tiếp nối đà giảm bởi vì đối mặt khó khăn lạm phát thì cá tra lại tận dụng lạm phát để có thể kích cầu tiêu dùng từ đó tạo đà tăng trưởng ấn tượng.
Xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục đà giảm
VASEP cho biết, xuất khẩu tôm tụt dốc nhiều nhất trong các sản phẩm thủy sản. Cụ thể, từ mức cao đỉnh điểm 456 triệu USD trong tháng 5, đến tháng 8 thì kim ngạch xuất khẩu tôm đã hạ xuống còn 356 triệu USD. Lũy kế trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đã chạm mốc 3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 22,5%. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 76% với 2,2 tỷ USD, ghi nhận tăng 20% còn tôm sú có doanh thu là 411 triệu USD, tăng gần 10%. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này không thể hiện được xu hướng lạc quan bởi vì tháng 8/2021 là tháng đỉnh dịch COVID-19 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên nhiều nhà máy sản xuất thủy sản hoạt động gián đoạn và xuất khẩu đã giảm sâu nhất trong nhiều năm.
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 tiếp tục hạ nhiệt
Sau khi liên tiếp duy trì ở mức trên 1 tỷ USD từ tháng 3 tới tháng 6, xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 tại Việt Nam đã hạ nhiệt xuống dưới 1 tỷ USD và tiếp tục chiều hướng này trong tháng 8 với doanh số ở mức 917 triệu USD, thấp hơn 3% so với kim ngạch trong tháng 7.Trị giá xuất khẩu dệt may đạt trên 3 tỷ USD tháng thứ 5 liên tiếp
Từ tháng 3 đến tháng 7/2022, ngành dệt may Việt Nam liên tiếp ghi nhận trị giá xuất khẩu đều đạt trên 3 tỷ USD.Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và xúc tiến thương mại VASEP - bà Lê Hằng cho biết, sản xuất tôm nguyên liệu khó khăn bởi vì các chi phí đầu vào cao và thời tiết bất lợi, trong khi đó nhu cầu của các thị trường chính chững lại khi lượng tồn kho tăng. Các yếu tố này cùng với tác động của lạm phát đã khiến cho xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường lớn sụt giảm từ tháng 7. Bước sang tháng 8, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm 33% trong khi đó xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13%. Và với tốc độ tuột dốc nhanh sang Mỹ, lũy kế xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm sang thị trường này đã giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Đưa ra nhận định về thị trường xuất khẩu tôm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực cho biết, Mỹ chính là thị trường xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt. Mặc dù vậy, sản phẩm của Việt Nam trong mấy năm gần đây đã phải cạnh tranh rất lớn với hàng giá rẻ từ Ấn Độ và Indonesia và đặc biệt là Ecuador. Và nhất là trong năm 2022, chi phí vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ từ mức 4.000 - 5.000 USD/container (40 feet) và tăng thêm từ 4 - 5 lần, cùng có thời điểm lên đến 20.000 USD/container. Trong khi đó thì Ecuador với vị trí gần Mỹ thì chi phí vận chuyển hàng hóa đến Mỹ chỉ bằng ⅕ so với Việt Nam và sản phẩm tôm của họ cũng có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn.
Nếu như xét về giá trị chế biến, tôm Việt Nam được đánh giá hàng đầu trên thế giới nhưng bối cảnh kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao thì hàng giá rẻ sẽ dễ bán hơn. Còn tại thị trường Mỹ, sản phẩm tôm Việt Nam phần lớn đều nằm trong phân khúc hàng giá trị tăng nên chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, còn Ấn Độ và Indonesia chiếm khoảng 20% mỗi nước và Ecuador chiếm đến 40%. Ecuador đã bán được 3 con thì Việt Nam chỉ bán được 1 con.
Ông Hồ Quốc Lực đưa ra khuyến nghị rằng Ecuador hưởng lợi bất ngờ trong bối cảnh khó khăn chung của ngành tôm trên toàn thế giới liên quan đến kinh tế suy thoái. Vì vậy, lúc này doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cân nhắc và cẩn thận trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu. Theo đó, phải tổ chức lại vùng nuôi theo các tiêu chuẩn cao của thị trường như ASC, BAP để trực tiếp đưa hàng lên kệ của các hệ thống phân phối lớn.
Xuất khẩu cá tra tận dụng tốt lợi thế
Ngược chiều với tôm, xuất khẩu cá tra trong tháng 8 vẫn giữ được phong độ ổn định với kim ngạch trên 187 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 114% và so với tháng 7/2022 tăng nhẹ. Trong tháng 8, xuất khẩu cá tra sang tất cả các thị trường đều giữ được tăng trưởng từ 2 - 3 con số.
Theo đó, lũy kế trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 81%. Trừ thị trường Nga thì xuất khẩu cá tra bị giảm 12% bởi xung đột Nga - Ukraine đã làm gián đoạn xuất khẩu trong tháng 3 và tháng 4, tất cả các thị trường khác cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng từ 2 - 3 con số trong nhập khẩu cá tra Việt Nam. Chi tiết, kim ngạch cá tra sang Trung Quốc tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ đạt gần 500 triệu USD, chiếm đến 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Còn xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 428 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 90% chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn - bà Nguyễn Ngô Vi Tâm cho biết, trong năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 khiến cho hoạt động chế biến cá tra bị gián đoạn, trong khi đó Việt Nam chính là nước xuất khẩu cá tra nhiều nhất thế giới. Điều này cũng khiến cho các nhà nhập khẩu bị thiếu hụt lượng hàng hóa dự trữ, chính vì thế mà bước sang năm 2022, nhu cầu nhập khẩu cá tra ở hầu hết thị trường đều tăng đã tạo nên đà xuất khẩu sớm hơn mọi năm.
Cũng theo lời bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, mặc dù chi phí cá tra nguyên liệu, vận chuyển đang ở mức cao nhưng nếu so với các loại thủy sản khác thì mức tăng giá của sản phẩm cá tra là không đáng kể. Cũng trong bối cảnh lạm phát kỷ lục, giá cả các mặt hàng thực phẩm đều tăng cao, cá tra cùng với lợi thế giá cả phải chăng đã trở thành lựa chọn phù hợp cho nhiều người tiêu dùng.
Ở chiều hướng khác, với vị thế gần như độc quyền trong sản xuất cá tra thì các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng chủ động chia sẻ một phần chi phí vận chuyển với đối tác, nhà nhập khẩu để có thể duy trì với mức giá hợp lý, tận dụng tốt nhu cầu của thị trường để duy trì được đà tăng trưởng lâu dài.
Bà Lê Hằng cũng đưa ra nhận định, bên cạnh Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang là điểm sáng đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Và tính riêng trong 7 tháng năm 2022, khối thị trường của các nước CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với trị giá 211,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 73%.
Cũng trong số này, xuất khẩu cá tra sang Canada ghi nhận tăng đột phá nhất, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gấp 4 lần đạt trên 40 triệu USD và chiếm tỷ trọng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Trong đó, có 92% sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường này chính là cá phile/cá cắt khúc đông lạnh, sản phẩm cá nguyên con đông lạnh chỉ chiếm hơn 6% và còn lại là cá tra chế biến. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang các thị trường Australia, Singapore, Malaysia và Chile cũng đều tăng trưởng 3 con số với tỷ lệ tăng từ mức 108 – 166% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo bà Lê Hằng, bên cạnh tác động do lạm phát đã khiến cho người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có giá vừa phải như cá tra thì thuế nhập khẩu là 0% theo hiệp định CPTPP và cũng là những yếu tố giúp cho việc xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP giữ được mức tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm 2022 đến hiện tại và vẫn có thể giữ được đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2022.