Trị giá xuất khẩu dệt may đạt trên 3 tỷ USD tháng thứ 5 liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Hậu "sốt đất", nhà đầu tư than trời vì không ai muaNửa đầu năm 2022: Doanh nghiệp công nghệ vẫn “sống khoẻ”, lợi nhuận ròng tăng trưởng hàng chục phần trămCó 2 tỷ nhàn rỗi, nhà đầu tư tay ngang phân vân nên mua nhà phố hay bỏ tiền vào đất nền?Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tiếp tục lập đỉnh trong tháng 7 và đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp có trị giá đạt trên 3 tỷ USD.
Cụ thể, trị giá xuất khẩu dệt may trong tháng 7 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng 6 và tăng gần 2% so với tháng 12/2021. Tính đến hết tháng 7/2022, trị giá xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 22,2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tổng số trị giá xuất khẩu, trị giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hơn 11 tỷ USD (tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2021), thị trường EU đạt 2,6 tỷ USD (tăng 36,2%), thị trường Nhật Bản răng 12% (tương ứng hơn 2 tỷ USD), thị trường Hàn Quốc đạt 1,7 tỷ USD (tăng 13% so với cùng kỳ 2021). Như vậy, trong 7 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ước đạt hơn 26 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày trong tháng 7 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng tăng 7,9% (ứng với gần 17 tỷ USD) so với năm trước đó. Kim ngạch xuất siêu đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng của năm trước 2021.
Trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới 52%, với 8,8 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, những dự báo về ngành dệt may những tháng cuối năm lại không quá tươi sáng. Theo đó, toàn ngành sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức lớn bởi những biến động khó định đoán trên thế giới. Đầu tiên là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt gây ảnh hưởng nhỏ tới chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn của dệt may Việt Nam như Mỹ, Anh, EU,..., cùng sự suy thoái của nền kinh tế khiến sụt giảm sức mua các mặt hàng tiêu dùng bao gồm cả mặt hàng dệt may. Điều đó gây ảnh hưởng tới số lượng các đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam những tháng cuối năm 2022. Thậm chí, hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.
Ngoài ra, căng thẳng Nga-Ukraine vẫn chưa có hồi kết ảnh hưởng tới một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực. Thêm nữa, ngành dệt may hiện đang phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên phụ liệu tăng nhanh kể từ đầu năm nay.
Những vấn đề đến từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu cũng tạo nhiều áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt khi “Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ” nhằm truy suất nguồn. gốc bông và các sản phẩm làm bông Tân Cương có hiệu lực từ ngày ngày 21/06/2022 hay dự định thu phí carbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, tái sử dụng đối với hàng nhập khẩu tại thị trường châu Âu.