meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giữa mùa cao điểm, các doanh nghiệp gỗ vẫn phải sản xuất cầm chừng vì đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh

Thứ bảy, 03/09/2022-16:09
Theo các doanh nghiệp ngành gỗ, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU đã và đang trải qua lạm phát cùng với nhu cầu sụt giảm đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Sáng ngày 31/8, ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) đã tham dự Hội chợ Quốc tế đồ Gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA-EXPO 2022). Tại đây, ông Mẫn cho biết, theo như thông lệ thì nửa cuối năm, sản lượng xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ so với đầu năm thường cao hơn khá nhiều. Nguyên nhân bởi, tại nhiều thị trường xuất khẩu chính, nhu cầu hoàn thiện và trang trí nội thất tăng cao. 

Thế nhưng năm nay thì khác, sau dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho lượng tồn kho hàng hóa của các thị trường Mỹ và châu  u có nhiều xáo trộn, cộng thêm tình hình lạm phát tại những thị trường này tăng cao đã khiến cho tình trạng xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam trong nửa cuối năm nay còn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp gỗ khá lo lắng và cho biết, tình hình đơn hàng trong những tháng cuối năm vẫn rất ảm đạm dù đây vốn là mùa sản xuất cao điểm ở trong năm. 


Ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SX TM Sài Gòn (SADACO) cho biết, tại Mỹ - thị trường chủ lực của ngành gỗ, đã chứng kiến nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện hữu
Ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SX TM Sài Gòn (SADACO) cho biết, tại Mỹ - thị trường chủ lực của ngành gỗ, đã chứng kiến nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện hữu

Chia sẻ với Vietnambiz, ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SX TM Sài Gòn (SADACO) cho biết, tại Mỹ - thị trường chủ lực của ngành gỗ đã chứng kiến nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện hữu. Còn tại châu Âu, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong thời gian qua vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt đã dẫn đến khủng hoảng tại các ngành hàng lương thực và hóa chất. Khó khăn ngày càng tích lũy đã khiến cho sức mua tại những thị trường này đã ngày càng giảm sút. 

Cụ thể, ông Trần Quốc Mạnh cho biết: “Hàng tồn kho ở trong dịch vẫn chưa tiêu thụ hết trong khi sức mua mới cũng đã giảm sút đáng kể. Điều này vẫn chưa kể những yếu tố đầu vào như chi phí vận chuyển, nguyên liệu, cước phí cảng đều đã tăng vọt trong thời gian qua, đồng loạt tạo áp lực lớn lên những doanh nghiệp ngành gỗ”. 

Các doanh nghiệp gỗ cũng nhấn mạnh rằng, các đơn hàng đang chứng kiến mức độ sụt giảm ngày càng tăng lên trong khoảng thời gian gần đây, điều này khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp ngày càng khó khăn. Theo bà Trần Thị Thanh Trang - Giám đốc Marketing Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam, ở những quốc gia tiêu thụ sản phẩm chính của công ty mình là Mỹ, Nhật Bản và Australia, Mỹ chính là thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất khi đã giảm từ 30 đến 40%. Thời điểm hiện tại, các đơn hàng chỉ đủ để công ty sản xuất thêm trong khoảng 1 đến 2 tháng, trong khi đó những đơn hàng cho năm mới còn chưa được ký hết. 


Hội chợ Vifa- Expo được tổ chức cùng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nước ngoài chính là cơ hội quý giá để những doanh nghiệp ngành gỗ trong nước có thể giải quyết phần nào được tình trạng “đói” đơn hàng
Hội chợ Vifa- Expo được tổ chức cùng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nước ngoài chính là cơ hội quý giá để những doanh nghiệp ngành gỗ trong nước có thể giải quyết phần nào được tình trạng “đói” đơn hàng

Chính vì thế, công ty bắt buộc phải cắt giảm giờ làm của công nhân sau khi các đơn hàng đã giảm sâu, nhằm cân đối hoạt động sản xuất của mình. Bà Trang cho biết: “Thông thường, giờ làm việc của công ty là từ 7h cho đến 21h từ thứ hai cho đến thứ bảy, thế nhưng hiện tại, công ty đã cắt bớt ngày làm việc vào thứ bảy, những ngày còn lại cũng không còn tăng ca đến 21h như trước nữa”. 

Trước tình hình ngày càng khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp khẳng định rằng, việc hội chợ Vifa- Expo được tổ chức cùng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nước ngoài chính là cơ hội quý giá để những doanh nghiệp ngành gỗ trong nước có thể giải quyết phần nào được tình trạng “đói” đơn hàng đang diễn ra. Nguyên nhân bởi, đây chính là sự kiện xúc tiến xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ cùng với nội thất gỗ lớn nhất tại Việt Nam. 

Liên quan đến vấn đề này, Tổng giám đốc Sagoda nhận định rằng: “Các doanh nghiệp hiện tại đang rất khó khăn vì phải chống chọi với nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc diễn ra hội chợ vào thời điểm này cùng với lượng khách hàng đông đảo cả trong và ngoài nước chính là động lực phục hồi cho ngành gỗ. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều hơn các khách hàng và nhập khẩu mới. Từ đó, đôi bên có thể cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường, đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác và ký kết đơn hàng xuất khẩu dành cho thời gian sắp tới”.


Các doanh nghiệp không chỉ duy trì được lượng khách và đơn hàng tại những thị trường ít bị giảm sút mà còn phải tìm được những đối tác tại các thị trường mới như Canada, New Zealand
Các doanh nghiệp không chỉ duy trì được lượng khách và đơn hàng tại những thị trường ít bị giảm sút mà còn phải tìm được những đối tác tại các thị trường mới như Canada, New Zealand

Còn theo Giám đốc Marketing Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam, các doanh nghiệp không chỉ duy trì được lượng khách và đơn hàng tại những thị trường ít bị giảm sút mà còn phải tìm được những đối tác tại các thị trường mới như Canada, New Zealand cùng với kỳ vọng có thể bù đắp phần nào cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc thay đổi thị trường có thể sẽ khiến các doanh nghiệp phần nào gặp thêm khó khăn khi phải đảm bảo việc đáp ứng thị hiếu cùng với những yêu cầu mới so với khách hàng truyền thống.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng khẳng định, việc quan trọng là cần phải sắp xếp được quá trình sản xuất tinh gọn, từ đó có thể giảm được chi phí sản xuất, từ đó giảm giá sản phẩm để có thể kích cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào những sản phẩm mang tính giá trị cao hoặc là những sản phẩm mang tính đặc thù để có thể tăng năng lực cạnh trọng, hạn chế được sự biến động theo những diễn biến khó lường của thị trường thế giới. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước