meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thực hiện gần 60% kế hoạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm, phần còn lại của mục tiêu xuất khẩu gỗ liệu có thuận lợi?

Thứ sáu, 26/08/2022-20:08
Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 9,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ nhích nhẹ 1%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ là 6,9 tỷ USD, so với cùng kỳ đã giảm tới 7,5%.

Bức tranh xuất khẩu gỗ ngày càng ảm đạm, nhu cầu sụt giảm tại các thị trường trọng điểm

Tính đến thời điểm hiện tại, gỗ và sản phẩm gỗ được coi là nhóm hàng duy nhất của ngành công nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 10 tỷ USD/năm và có mức xuất siêu cao nhất. Thế nhưng, kể từ những tháng giữa năm nay, bức tranh xuất khẩu của ngành này đang dần nhuốm màu ảm đạm. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7/2022 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, so với tháng 7 năm trước đã giảm hơn 3%. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm 19,2% so với cùng kỳ, đạt gần 846 triệu USD. Được biết, đây là tháng thứ 3 liên tiếp ngành này ghi nhận sự sụt giảm khi so sánh với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 9,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ nhích nhẹ 1%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ là 6,9 tỷ USD, so với cùng kỳ đã giảm tới 7,5%. Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, trong 7 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm trước đã thấp hơn đáng kể. Nguyên nhân bởi, nhiều quốc gia đã thắt chặt chính sách tín dụng trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng đã kéo nhu cầu tiêu dùng của người dân lao dốc.


Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 9,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ nhích nhẹ 1%. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 9,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ nhích nhẹ 1%. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý, Mỹ vốn được biết đến là thị trường chủ lực về mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi chiếm tới gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này trong những tháng gần đây đã ngày càng giảm do nền kinh tế đang phải gồng gánh áp lực lạm phát đang ngày càng gia tăng. Liên quan đến vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: "Khi nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất trên thế giới giảm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam".

Chưa kể, chi phí vận chuyển tăng mạnh, giá nguyên liệu sản xuất tăng cao càng gia tăng độ khó cho hoạt động xuất khẩu. Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đã chia sẻ trên báo Công Thương rằng: "Có những mặt hàng đồ gỗ sau khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã ghi nhận giá trị sản phẩm nằm trong container thấp hơn rất nhiều so với giá vận chuyển. Ví dụ như, giá 1 container tại một số cảng của Mỹ hiện nay đang dao động ở mức 20.000 USD/cont trong khi giá trị của hàng lắp ráp sẵn không phải hàng tháo rời chỉ ở mức 13.000 - 15.000 USD. Chi phí vận chuyển cao còn dẫn tới xu hướng dịch chuyển đơn hàng sang các nước khác như Mexico để có thể tận dụng lợi thế về khoảng cách địa lý".

Mới đây, các hiệp hội và nhóm nghiên cứu thuộc các hiệp hội gỗ đã phối hợp với tổ chức Forest Trends để thực hiện cuộc khảo sát nhanh đối với 52 doanh nghiệp ngành gỗ và phát hiện, trong số 45 doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì có tới 33 doanh nghiệp thông báo doanh thu hiện tại đã giảm đến gần 40% so với các tháng đầu năm nay. Chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp báo tăng doanh thu, thế nhưng mức tăng cũng chỉ nhỏ giọt.


Mỹ vốn được biết đến là thị trường chủ lực về mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi chiếm tới gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Mỹ vốn được biết đến là thị trường chủ lực về mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi chiếm tới gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trước đó, số liệu thống kê cũng cho thấy trị giá xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ trong 7 tháng đầu năm sang thị trường Mỹ đã giảm 5,6% so với cùng kỳ và chỉ đạt 5,56 tỷ USD. Điều này đã phần nào phản ánh sự suy giảm của doanh thu ngành này trong bối cảnh chung hiện nay. Cục Xuất nhập khẩu khẳng định: "Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ suy giảm trở thành nguyên nhân chính khiến đà tăng trưởng của ngành gỗ giảm theo".

Điều đáng nói, tiêu thụ sản phẩm gỗ không chỉ "hụt hơi" ở Mỹ mà còn xảy ra cả ở thị trường EU. Theo khảo sát, có tới 24 trong số 38 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thị trường này báo cáo doanh thu đã giảm hơn 41% so với các tháng trước đó. Đối với thị trường Anh, 17 trong số 25 doanh nghiệp tham gia thị trường này cũng thông báo nguồn thu giảm hơn 41%.

Thực hiện 58,8% kế hoạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm, phần còn lại của mục tiêu xuất khẩu gỗ liệu có thuận lợi?

Năm 2022, ngành gỗ đã đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD. Như vậy, chỉ sau 7 tháng đầu năm, ngành này đã thực hiện được 58,8% mục tiêu đề ra. Để hoàn thành kế hoạch, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cần phải thu về 6,8 tỷ USD trong những tháng còn lại.

Tuy nhiên, việc hoàn thành mục tiêu có vẻ sẽ không dễ dàng bởi trong những tháng cuối năm 2022, tình hình xuất khẩu của ngành gỗ được dự báo là không mấy khả quan. Như mọi năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm thường cao hơn so với thời điểm đầu năm bởi nhu cầu sửa sang, hoàn thiện và trang trí nội thất tại các thị trường xuất khẩu chính tăng cao vào thời điểm cuối năm. Thế nhưng, tại các thị trường này, đặc biệt là Mỹ và EU đang phải đối mặt với áp lực lạm phát ngày càng cao, khiến cho người dân có xu hướng siết chặt chi tiêu. Vì thế, nhu cầu cho những mặt hàng không thiết yếu như sản phẩm gỗ sẽ sụt giảm, tác động trực tiếp đến việc ký kết cũng như thực hiện các đơn hàng của các doanh nghiệp ngành này.


Nhiều nhà máy hiện vẫn không có đơn hàng cho các tháng cuối năm, hàng chậm hoặc bị hủy đơn hàng. Nguồn: Viforest
Nhiều nhà máy hiện vẫn không có đơn hàng cho các tháng cuối năm, hàng chậm hoặc bị hủy đơn hàng. Nguồn: Viforest

Theo Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa), nhiều nhà máy hiện vẫn không có đơn hàng cho các tháng cuối năm, hàng chậm hoặc bị hủy đơn hàng, dẫn đến tình trạng hàng tồn kho nhiều và dòng tiền bị thắt nghẽn. Đại diện Công ty TNHH Sản xuất đồ mộc Chien Việt Nam cho biết, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ đã phục hồi thần tốc và ký kết được hàng loạt các đơn hàng mới. Tuy nhiên, các đơn hàng đã giảm dần trong vài tháng qua, các doanh nghiệp cũng phải giảm giờ làm, khiến cho thu nhập của người lao động giảm mạnh. Trong thời gian tới, dự báo các đơn hàng sẽ tiếp tục giảm, tác động trực tiếp đến công ăn việc làm của người lao động. 

Đáng chú ý, ngành gỗ còn đang đối mặt với nhiều vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Mỹ khi nước này thường xuyên khởi xướng điều tra sản phẩm gỗ dán cứng, tủ gỗ, bàn trang điểm Việt Nam. Mới đây nhất, Mỹ cũng công bố quyết định sơ bộ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp gỗ dán Việt Nam với mức thuế lên đến gần 200% trong trường hợp phát hiện sản phẩm dùng nguyên liệu gỗ cứng từ quốc gia này.


Dự báo doanh thu cả năm 2022 sẽ sụt giảm từ 30% đến trên 50%. Nguồn: Viforest
Dự báo doanh thu cả năm 2022 sẽ sụt giảm từ 30% đến trên 50%. Nguồn: Viforest

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá xăng dầu nửa đầu năm tăng cao, khiến cho chi phí của các doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp đều dự đoán tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm có thể sẽ tiếp tục giảm bởi ngành gỗ còn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước