meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

VDSC: Bức tranh xuất khẩu nửa cuối năm có phần ảm đạm vì nhập khẩu nguyên liệu suy giảm

Thứ sáu, 26/08/2022-20:08
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu so với tháng trước đều đã ghi nhận mức tăng trưởng âm. Trong đó, nhiều mặt hàng đã có mức giảm mạnh 20% như: Sản phẩm nông nghiệp (gạo, sắn, tiêu), than, xăng dầu, phân bón, sợi dệt, xơ, máy vi tính và đặc biệt là sắt thép.

Mới đây, các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt đã công bố báo cáo vĩ mô, trong báo cáo này đã nêu ra thực trạng về việc nhập khẩu nguyên liệu đang dần suy giảm trong thời gian gần đây. Trong tháng 7, hoạt động thương mại của Việt Nam đã cho thấy sự suy yếu về tăng trưởng. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 6,8% còn nhập khẩu giảm 5,3% so với tháng liền trước.

Nếu so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 9,9%, con số này thấp hơn rất nhiều so với con số 20,7% trong tháng 6. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của tháng 7 chỉ tăng 4,2% trong khi tháng 6 là 15,8%. Sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 16,6% so với cùng kỳ, còn nhập khẩu cũng đã tăng 14,0%. 


Trong tháng 7, hoạt động thương mại của Việt Nam đã cho thấy sự suy yếu về tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 6,8% còn nhập khẩu giảm 5,3% so với tháng liền trước.
Trong tháng 7, hoạt động thương mại của Việt Nam đã cho thấy sự suy yếu về tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 6,8% còn nhập khẩu giảm 5,3% so với tháng liền trước.

Cả nhóm doanh nghiệp FDI và nội địa đều có tăng trưởng xuất khẩu suy giảm. Cụ thể, so với cùng kỳ nhập khẩu của khối FDI chỉ tăng 5,55 và nhập khẩu trong nước chỉ nhích nhẹ 1,9%. Điều này khiến cho cán cân thương mại thặng dư nhẹ trong tháng 7, chỉ ở mức 74 triệu USD. Sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm, cán cân thương mại thặng dư nhẹ là 1,3 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2021 đã thâm hụt 3,0 tỷ USD.

Mức độ tăng trưởng phân hóa ở các nhóm hàng và thị trường xuất khẩu

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu so với tháng trước đều đã ghi nhận mức tăng trưởng âm. Trong đó, nhiều mặt hàng đã có mức giảm mạnh 20% như: Sản phẩm nông nghiệp (gạo, sắn, tiêu), than, xăng dầu, phân bón, sợi dệt, xơ, máy vi tính và đặc biệt là sắt thép.


Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu so với tháng trước đều đã ghi nhận mức tăng trưởng âm, nhiều mặt hàng đã có mức giảm mạnh 20% như: Sản phẩm nông nghiệp (gạo, sắn, tiêu), than, xăng dầu, phân bón, sợi dệt, xơ, máy vi tính và đặc biệt là sắt thép. Ảnh minh họa
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu so với tháng trước đều đã ghi nhận mức tăng trưởng âm, nhiều mặt hàng đã có mức giảm mạnh 20% như: Sản phẩm nông nghiệp (gạo, sắn, tiêu), than, xăng dầu, phân bón, sợi dệt, xơ, máy vi tính và đặc biệt là sắt thép. Ảnh minh họa

VDSC nhận định, điều này đã cho thấy sự suy giảm của hàng hóa trên toàn cầu cũng đã có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. So với cùng kỳ, những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đã có sự phân hóa khi xét về tốc độ tăng trưởng.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu như hàng dệt may và giày dép, túi xách và va li vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao ở mức 63,6%, 25,9% và 17,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, những mặt hàng như sắt thép, hàng điện tử đã có mức tăng trưởng âm, so với cùng kỳ lần lượt giảm 18,5% và 0,5%. So với cùng kỳ, mặt hàng thủy sản dù vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương là 11,4% nhưng con số này khá khiêm tốn so với con số tăng trưởng 38,4% trong 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu thể hiện sự suy giảm mạnh mẽ nhất tại các thị trường ngoài thị trường chính. Trong đó, vốn thường chiếm trung bình từ 18 đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, so với cùng kỳ, xuất khẩu sang các nhóm quốc gia khác đã giảm 7,1% trong khi trong tháng 6 ghi nhận mức tăng lên đến 18,3%. Tại các thị trường chính, xuất khẩu dù giảm nhẹ tại Mỹ, Hàn Quốc và EU nhưng lại được duy trì và mở rộng tại Nhật Bản và các khối nước ASEAN. 

Trong tháng 7 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận mức kém khả quan, so với cùng kỳ đã giảm 4,1% (trong khi tháng 6 chỉ giảm nhẹ 1,5%) bất chấp việc nới lỏng phong tỏa của quốc gia này.


Trong tháng 7 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận mức kém khả quan, so với cùng kỳ đã giảm 4,1% (trong khi tháng 6 chỉ giảm nhẹ 1,5%) bất chấp việc nới lỏng phong tỏa của quốc gia này
Trong tháng 7 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận mức kém khả quan, so với cùng kỳ đã giảm 4,1% (trong khi tháng 6 chỉ giảm nhẹ 1,5%) bất chấp việc nới lỏng phong tỏa của quốc gia này

Đối với chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của những nhóm hàng phục vụ cho sản xuất đều đang lao dốc. Cụ thể, nguyên liệu cho ngành dệt may và da giày cũng đã ghi nhận mức giảm 1,2% so với cùng kỳ trong tháng 7. Ngoài ra, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm điện tử dù đã tăng 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 7 nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều nếu như so sánh với mức tăng 13,3% của tháng trước. Tại tháng 7 vừa qua, nhập khẩu máy móc cũng đã giảm 3,6% trong khi tháng 6 tăng 1,9%. 

Thực tế cho thấy, việc tăng trưởng nhập khẩu giảm trong tháng 7 là do ảnh hưởng của giá dầu thế giới suy giảm. Yếu tố này đã kéo theo các mặt hàng nhập khẩu có liên quan đến dầu mỏ so với cùng kỳ trong tháng 7 chỉ tăng 15,5%. Con số này đã thấp hơn rất nhiều so với mức tăng vượt bậc 76,1% của những nhóm hàng này trong tháng 6 - tháng liền kề trước đó. 

Các biến động trên thị trường cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu từ những quốc gia phát triển như Mỹ và EU đều đã ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Cụ thể, tại Mỹ là -3,8% còn EU là -2,5%. Tại thị trường Hàn Quốc đã ghi nhận mức tăng nhập khẩu mạnh nhất, ở mức 26,6% so với cùng kỳ, tại các nước khu vực ASEAN là 13,6% so với cùng kỳ còn tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 13%. 


Đối với chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của những nhóm hàng phục vụ cho sản xuất đều đang lao dốc, trong đó nguyên liệu cho ngành dệt may và da giày cũng đã ghi nhận mức giảm 1,2% so với cùng kỳ trong tháng 7
Đối với chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của những nhóm hàng phục vụ cho sản xuất đều đang lao dốc, trong đó nguyên liệu cho ngành dệt may và da giày cũng đã ghi nhận mức giảm 1,2% so với cùng kỳ trong tháng 7

Từ những thông tin này, các chuyên gia dự báo rằng, tình trạng nhập khẩu nguyên liệu đang ngày càng suy giảm. Điều này là yếu tố dự báo về một triển vọng xuất khẩu không mấy khả quan trong những tháng cuối năm nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước