meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế đang suy giảm nhưng xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Thứ sáu, 19/08/2022-15:08
Giới phân tích cảnh báo rằng sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu có thể là trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong những tháng cuối năm nay.

Theo VnEconomy, xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ đã tăng tốc trong tháng 7, đã mang lại một “cú huých” đáng khích lệ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn dĩ đang chật vật vì những đợt phong tỏa do Covid-19. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng, sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu có thể đem đến trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong những tháng cuối năm nay. 


Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 tăng mạnh vượt kỳ vọng. Ảnh: Getty/CNBC
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 tăng mạnh vượt kỳ vọng. Ảnh: Getty/CNBC

Dữ liệu chính thức được Hải quan Trung Quốc đã được công bố vào ngày 8/8 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 7 đã tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này được coi là mạnh nhất từ đầu năm đến nay, cao hơn mức tăng trưởng 17,9% được ghi nhận trong tháng 6, còn vượt xa mức dự báo tăng 15% mà giới phân tích đã đưa ra trước đây.

Xuất khẩu - Điểm sáng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2022

Xuất khẩu được coi là một trong số những điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022, khi các đợt phong tỏa trên diện rộng gây ra tổn thất lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng của đất nước 1,4 tỷ dân này, còn thị trường bất động sản vẫn đang chìm vào khủng hoảng nghiêm trọng. 

“Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc một lần nữa khiến giới phân tích ngạc nhiên theo chiều hướng tích cực. Lĩnh vực này đã góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế trong một năm đầy khó khăn khi mà nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục đình trệ”, theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của Pinpoint Asset Management với hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, hiện tại nhiều chuyên gia phân tích đã phân tích dự báo xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm tốc, khi nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy một đợt sút giảm mạnh có thể sẽ xảy ra dưới áp lực lạm phát ngày càng leo thang và lãi suất tăng cao để chống lạm phát. 

Một cuộc khảo sát về hoạt động sản xuất của các nhà máy trên toàn cầu được công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế toàn cầu đã suy yếu trong tháng 7, cùng với các chỉ số đo lường đơn hàng và sản lượng đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch kể từ đầu năm 2020. 

Cuộc khảo sát chính thức về các ngành sản xuất của Trung Quốc cũng cho thấy các hoạt động đang suy giảm trong tháng 7 vừa qua. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng sự hồi phục kinh tế sau đợt phong tỏa trong đầu năm nay sẽ diễn ra chậm hơn so với dự báo của các chuyên gia.

Tuy nhiên, dù đã có những dấu hiệu cho thấy sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giao thông do phong tỏa vì Covid-19 gây ra đang tiếp tục được giải quyết, đúng vào lúc các nhà sản xuất và các hãng vận tải chuẩn bị cho mùa mua sắm trong thời điểm cuối năm nay. Lượng container hàng hóa trung chuyển qua 8 cảng biển chính của Trung Quốc đã tăng thêm 14,5% trong tháng 7, sau khi tăng 8,4% trong tháng 6, theo dữ liệu của hiệp hội cảng biển Trung Quốc. Cũng trong tháng 7, lượng container được trung chuyển qua cảng Thượng Hải đã đạt được mức cao kỷ lục. 


Cảng Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cảng Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 có thể được hỗ trợ một phần bởi nhu cầu của bị dồn nén của các nước Đông Nam Á. Điều này diễn ra khi các nút thắt chuỗi cung ứng được nới lỏng và các nhà máy ở khung vực này đang đẩy mạnh sản xuất, theo nhận định từ chuyên gia kinh tế trưởng Bruce Pang của Jones Lang Lasalle. 

Hơn nữa, trong lúc lãi suất thực còn âm cùng với lạm phát tăng cao, một số khách hàng ở khu vực châu Âu và Mỹ đã bắt đầu đặt hàng sớm hơn bình thường để có được nguồn hàng với chi phí thấp hơn, ông Pang nói thêm.

Theo nhà phân tích Chang Ran thuộc Viện nghiên cứu đầu tư Zhixin, tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 7 của Trung Quốc tăng lên nhờ giá cả tăng cao, còn lượng hàng xuất khẩu ra các nước thực chất đang giảm xuống. “Nhìn về nửa sau của năm 2022, xuất khẩu của Trung Quốc có thể vững trong ngắn hạn, nhưng nhu cầu suy yếu bên ngoài có thể khiến tăng trưởng xuất khẩu suy giảm trong quý IV năm nay”, ông Chang nói.

Trao đổi với phóng viên của Reuters, một nhà điều hành doanh nghiệp Trung Quốc nói rằng các nhà xuất khẩu nước này đang phải đối mặt với thách thức ngày một cao. “Tôi rất lo về ảnh hưởng đối với các đơn hàng xuất khẩu của chúng tôi từ lạm phát tăng cao ở Mỹ cùng với đó căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng”, theo phát biểu của Tổng giám đốc Jin Chaofeng của công ty sản xuất đồ mây tre đan Nicesoul. “Nếu thuế quan trả đũa như thời Tổng thống Trump được áp dụng lại, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào các công ty của chúng tôi”, ông nói và cho biết thêm, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của công ty đã tăng 70-80% so với cùng kỳ năm 2021. 


Xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng mạnh nhưng triển vọng trong tương lai gần không tích cực do nhu cầu toàn cầu suy đang suy giảm. Ảnh: Reuters
Xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng mạnh nhưng triển vọng trong tương lai gần không tích cực do nhu cầu toàn cầu suy đang suy giảm. Ảnh: Reuters

Số liệu nhập khẩu đáng lo ngại

Trong tháng 7, nhập khẩu của Trung Quốc tăng yếu, chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 1% của tháng 7 nhưng không đạt dự báo tăng 3,7% đã được giới phân tích đưa ra. 

Nhập khẩu dầu thô trong tháng 7 đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu xăng dầu phục hồi chậm chạp hơn nhiều so với dự báo. Nhập khẩu mạch tích hợp - một nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn của Trung Quốc - đã giảm 19,6% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, theo tính toán của Reuters. Đó được coi là dấu hiệu cảnh báo nữa đối với hàng xuất khẩu, vì một phần lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc là linh kiện dùng cho việc sản xuất các loại hàng hóa xuất khẩu. 

Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đã lập kỷ lục 101,26 tỷ USD, con số này vượt xa mức dự báo thặng dư trị giá 90 tỷ USD đã được giới phân tích dự đoán. 

Tuần trước, cơ quan hoạch định kinh tế cao cấp của Trung Quốc đã dự báo rằng, nền kinh tế nước này đang ở giai đoạn “cửa sổ rất quan trọng” để có thể bình ổn và hồi phục, và quý II sẽ giữ vai trò “sống còn”.

Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã phát đi tín hiệu sẵn sàng bỏ qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% mà Chính phủ Trung Quốc đã đề ra trong năm 2022. Giới phân tích nói rằng mục tiêu này đang ngày càng xa tầm tay, nhất là sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng âm trong quý II. 

Cuối tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 về 3,3% từ mức 4,4%, trên cơ sở những thách thức từ chính sách Zero Covid và cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng tồi tệ ở nước này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước