Giá cả hàng hóa toàn cầu chịu sức ép lớn vì tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm đi
Do dân số đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, nên Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trên toàn cầu. Bởi vậy giá cả hàng hóa, nhất là kim loại và khoáng sản sẽ chịu tác động và phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe kinh tế của Trung Quốc.
Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vài năm trở lại đây của Trung Quốc đã đẩy mạnh nhu cầu đối với các mặt hàng như đồng, nhôm và thép. Thế nhưng, khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm đi thì mọi thứ có thể thay đổi vì tác động từ các đối tác thương mại trong khu vực và thế giới vẫn đang còn được xem xét..
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm nay đã dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 3,3%. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức của chính phủ là khoảng 5,5%. Mặc dù Bắc Kinh nhận thấy sự thay đổi nhưng bộ chính trị nước này cho biết tại cuộc họp kinh tế hàng quý vào ngày 28/7 vừa qua rằng tăng trưởng vẫn cần được tiếp tục duy trì trong một phạm vi hợp lý.
Từ đầu năm đến nay, giá hàng hóa có nhiều biến động vì nhiều yếu tố như xung đột tại Ukraine, lạm phát và sự suy thoái trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc. Quốc gia tỷ dân chứng kiến đà phục hồi kinh tế Mỹ còn trì trệ do phải vật lộn với chiến dịch Zero Covid, thực hiện phong tỏa tại các thành phố lớn bao gồm cả trung tâm tài chính và sản xuất của Thượng Hải. Doanh số bán nhà đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong 11 tháng liên tiếp dù thị trường bất động sản đã bùng nổ ở giai đoạn trước.
Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang phải ứng phó với những thách thức mới lớn hơn cho dù chính phủ đã có những kế hoạch kích thích và thay đổi chính sách để hỗ trợ. Theo các chuyên gia, điều đó có thể khiến phần còn lại của thế giới gặp nhiều rắc rối vì vốn dựa vào kinh tế của Trung Quốc về đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, thực phẩm và năng lượng.
Chẳng hạn như nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc chủ yếu dành cho vận tải và du lịch. Nhiều nhà máy lọc dầu phải cắt giảm lượng nhập khẩu vị chính sách Zero Covid và việc tạm ngừng hoạt động. Giá quốc tế vẫn tăng cao vì các kho dự trữ vẫn ở mức cao, điều này khiến những người mua tiềm năng bị ảnh hưởng và quá trình phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cũng bị chậm lại.
Không riêng gì lượng nhập khẩu khí đốt và than đá sụt giảm, nhu cầu về khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng có thể giảm 15%. Tuy vậy, sự sụt giảm này không phải là một bất ngờ lớn khi đang trong bối cảnh xu hướng chuyển dần sang than sạch và tăng trưởng sử dụng năng lượng tái tạo.
Kể từ cuối năm 2020 khi căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Canberra, việc ngừng mua than của Úc đã khiến nhập khẩu than giảm đi. Kết quả là Trung Quốc gia tăng việc khai thác trong nước lên đến mức kỷ lục và đưa ra hạn chế giá khiến hàng nhập khẩu không có lợi nhuận. Thực tế cho thấy nhập khẩu than sẽ giảm 22% xuống còn 250 triệu tấn trong năm nay, theo Hiệp hội Vận tải và Phân phối Than Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang nhập khẩu quặng sắt ít hơn so với năm ngoái sau sắc lệnh của Bắc Kinh về giảm sản lượng từ các nhà máy thép do phát thải carbon. Nhập khẩu quặng sắt dự kiến sẽ giảm với việc cắt giảm sản lượng thép trong năm nay.
Mysteel, nhà cung cấp dữ liệu ngành công nghiệp Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã bị ảnh hưởng từ động thái xuất thép sạch hơn từ phế liệu. Trong đó, giá thấp và doanh số bán hàng yếu đã khiến gần 90% bị lỗ. Thị trường quặng sắt còn có thể gặp nhiều khó khăn hơn ở lĩnh vực bất động sản vì liên quan trực tiếp đối với hoạt động bất động sản đầu chu kỳ của Trung Quốc bởi khu vực này cần 1/3 nhu cầu của sắt và thép.
Trung Quốc đang chuẩn bị tung ra một quỹ bất động sản để hỗ trợ các nhà phát triển. Theo đó chính sách hỗ trợ này có thể hướng đến hoàn thiện các căn hộ đã mua từ trước. Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng điều này sẽ giúp các nguyên liệu thô chu kỳ sau như đồng và nhôm được hưởng lợi thay vì quặng sắt.
Rio Tinto và BHP là một trong những công ty khai thác khoáng sản lớn nhất toàn cầu. Gần đây, họ báo hiệu rằng nền kinh tế có thể sắp chứng kiến nhiều tin xấu trong bối cảnh lạm phát, chính sách thắt chặt và căng thẳng địa chính trị. Các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề nếu nhu cầu thiếu hụt làm giá nguyên vật liệu giảm xuống. Hậu quả là việc khai thác cũng như xuất khẩu các nguyên liệu đó trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, sự nỗ lực giảm chi phí để ngăn chặn tình trạng doanh thu giảm vì nhu cầu giảm có thể khiến một số nhà sản xuất phải đối mặt với cuộc khủng hoảng.
Không riêng gì những nhà sản xuất nhỏ lẻ, những ông lớn cũng sẽ gặp khó khăn. Dự báo tăng trưởng thu nhập của BHP và Rio Tinto sẽ chịu sức ép vì chi phí gia tăng, giá quặng sắt và đồng giảm. Hai năm qua, họ đã đạt được những con số kỷ lục và mức chi trả lớn cho giới đầu tư.
Đã đến lúc Chính phủ và các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu phải cân nhắc chiến lược mới để giúp phục hồi và ổn định an ninh tài chính trong bối cảnh việc nhập khẩu các mặt hàng quan trọng của Trung Quốc đang phải ứng phó với cơn lốc xoáy, theo ông Boris Ivanov, người sáng lập Emiral Resources Ltd, tập đoàn khai thác và sản xuất tài nguyên khoáng sản.Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định hình sự hồi phục kinh tế toàn cầu, trong khi đó nền kinh tế toàn cầu lại đang giảm phát.