meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhu cầu suy yếu khiến xuất khẩu tôm tháng 10 giảm xuống 26%

Thứ ba, 15/11/2022-19:11
Trong tháng 10 vừa qua, các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 52 triệu USD, giảm 56% so với cùng kỳ; xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 19% trong khi Hàn Quốc giảm 26%. Đồng thời, xuất khẩu tôm sang Anh và các quốc gia EU cũng đã giảm sâu từ 55% cho đến 88% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 3,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm mới chỉ thực sự tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm nhờ vào giá xuất khẩu tăng cao cộng với nhu cầu của thị trường tăng lên mạnh mẽ. 

Tuy nhiên kể từ quý 3 năm nay, xuất khẩu tôm đã dần chững lại, so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần đà tăng trưởng và cũng giảm dần so với những tháng liền kề trước đó. Cụ thể trong quý 3 năm nay, xuất khẩu tôm trên cả nước chỉ nhích nhẹ 9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1,13 tỷ USd. Trong số đó, xuất khẩu tôm chân trắng tăng nhẹ 4% nhưng xuất khẩu tôm sú lại đi lùi 7% so với cùng kỳ. Bù lại, xuất khẩu tôm hùm trong kỳ này lại ghi nhận mức tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. 


Tuy nhiên kể từ quý 3 năm nay, xuất khẩu tôm đã dần chững lại, so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần đà tăng trưởng và cũng giảm dần so với những tháng liền kề trước đó. Ảnh minh họa
Tuy nhiên kể từ quý 3 năm nay, xuất khẩu tôm đã dần chững lại, so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần đà tăng trưởng và cũng giảm dần so với những tháng liền kề trước đó. Ảnh minh họa

Đến tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm đã giảm sâu xuống 26%, mức giảm này đã bộc lộ rõ ràng xu hướng đi xuống của thị trường nhập khẩu và các bất cập của doanh nghiệp tôm nói riêng và toàn bộ ngành thủy sản nói chung. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm chỉ thu về được 313 triệu USD - đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm cho đến nay, trừ tháng 2 vốn là kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Lũy kế đến hết tháng 10, ngành tôm xuất khẩu ghi nhận doanh số lên đến hơn 3,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng thêm 16%. 

Trong tháng 10 vừa qua, các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 52 triệu USD, giảm 56% so với cùng kỳ; xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 19% trong khi Hàn Quốc giảm 26%. Đồng thời, xuất khẩu tôm sang Anh và các quốc gia EU cũng đã giảm sâu từ 55% cho đến 88% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong bất ngờ lội ngược dòng khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng lần lượt là 18% cùng với 14% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính đến hết tháng 10 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất dù đã giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chiếm gần 20% trong xuất khẩu tôm Việt Nam với kim ngạch ở mức 727 triệu USD, tương đương với khoảng 63 nghìn tấn tôm. 

Theo như thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, thị trường này trong 9 tháng đầu năm nay đã nhập khẩu khoảng 646,5 nghìn tấn tôm từ 40 nước với trị giá lên đến hơn 6 tỷ USD. Khối lượng hàng nhập khẩu dù tương đương với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị đã tăng thêm 9% nhờ được hưởng lợi từ việc giá nhập khẩu trung bình tăng thêm 8,4% lên mức 9,41 USD/kg.

Điều đáng nói, Việt Nam hiện đang là nguồn cung tôm lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ và chiếm 9% về khối lượng cùng với 11% về giá trị. So với cùng kỳ năm trước, giá trung bình nhập khẩu tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cao hơn 9% so với cùng kỳ năm 2021, từ mức 10,59 USD lên mức 11,54 USD/kg. Trong số đó, Ấn Độ, Indonesia cùng với Ecuador vẫn chiếm thị phần chi phối lần lượt ở mức 35%, 20% cùng với 19% về giá trị. Tại 3 quốc gia này, giá trung bình nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ lần lượt ghi nhận mức 9,25 USD, 9,63 USD và 7,67 USD/kg, so với cùng kỳ năm trước đã tăng từ 7% đến 10%. 


Tính đến hết tháng 10 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất dù đã giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021
Tính đến hết tháng 10 vừa qua, xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất dù đã giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021

Tuy nhiên khi tính đến cuối tháng 10, xuất khẩu tôm sang thị trường khác vẫn giữ được mức tăng trưởng khả quan, trong đó xuất khẩu Trung Quốc đã tăng 70% trong khi sang Australia đã tăng 50%... Hiện tại dù là giai đoạn cuối năm nhưng xuất khẩu tôm trong vòng 2 tháng tới vẫn khó giữ được mức tăng trưởng như những tháng bởi nhu cầu trên thị trường ngày càng sụt giảm. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu khó khăn cùng với chi phí sản xuất vẫn đang ở mức cao. Đồng thời, doanh nghiệp cùng với người nuôi rơi vào tình trạng thiếu vốn để quay vòng đầu tư sản xuất và chế biến xuất khẩu.  

Nỗi lo về thiếu tôm nguyên liệu

Theo TS Hồ Quốc  Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, cho biết năm nay nước sông Mekong dâng cao sớm, vốn xuất phát từ biến đổi khí hậu cùng với tuyết tan nhiều hơn, cộng với mưa nhiều ở khu vực thượng nguồn. 

“Thời điểm hiện tại, các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng đang vất vả vì dịch bệnh, thậm chí đã có trang trại phải đóng cửa. Nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì người dân chùn tay thả nuôi do dịch bệnh còn tiềm ẩn. Dẫn tới, Sao Ta vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn tôm nguyên liệu bên ngoài bởi vùng nuôi 320 ha của công ty mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu chế biến. Việc tự chủ hoàn toàn 100% nguyên liệu tôm là điều không thể vì hiện tại ngành tôm vẫn còn khá manh mún, tự phát”, TS Hồ Quốc Lực cho biết.

Nước tràn sớm về khu vực miền Tây đã khiến cho nhiều con sông có hệ thống với sông Cửu Long đã ngọt sớm hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, sông Mỹ Thanh cùng với những chi lưu của nó - vốn là trọng điểm nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng - kể từ tháng 5 đã không còn chút độ mặn nào, trong khi đó những điểm tiếp giáp này cũng chỉ đạt độ mặn trong khoảng từ 0-2%. Điều này đã khiến người thả nuôi cảm thấy hoang mang, không dám đầu tư nhiều bởi môi trường không đáp ứng nhu cầu sinh lý của con tôm. 


Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề thiếu tôm doanh nghiệp là khó khăn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ảnh minh họa
Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề thiếu tôm doanh nghiệp là khó khăn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ảnh minh họa

Mặt khác, vụ nuôi chính của năm nay tại miền Tây đã kết thúc sớm hơn dự kiến khoảng 3 tuần. Nguyên nhân năm nay vi bào tử trùng đã phát tán trên diện rộng, thâm nhập vào từng ao tôm, nội tạng tôm, làm tôm chậm lớn và chết lai rai và dẫn đến thu hoạch sớm trong bối cảnh cỡ tôm chưa đạt được kỳ vọng. 

Đồng quan điểm, ông Trần Nguyễn Hoàng Phú - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) chuyên về xuất khẩu mặt hàng tôm cũng cho biết, vấn đề của ngành tôm cũng nằm ở tính thời vụ. Năm 2021, do dịch Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp phải thực hiện 3 tại chỗ, cộng thêm nhiều nhà máy đóng cửa và giảm công suất. Trong năm nay, hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường, khách hàng ai cũng mong muốn đặt hàng nhưng mùa vụ đã đi qua nên không thể nào tăng được diện tích thả nuôi. 

Thế nhưng, một số chuyên gia cho rằng, vấn đề thiếu tôm doanh nghiệp là khó khăn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn hạn, nhưng đồng thời đây cũng là lý do thôi thúc các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chuỗi giá trị của mình ngày càng bền vững hơn. Để có thể ứng phó với vấn đề này, một số doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp tăng tỷ lệ tôm chế biến với gia tăng nhằm bán sang những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, EU, đồng thời khắc phục bối cảnh nguyên liệu khan hiếm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước