Dự báo xuất khẩu phân bón năm nay vượt ngưỡng 1 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp ngành phân bón có thực sự được hưởng lợi lớn khi vụ cao điểm Đông Xuân sắp tới?Xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm đạt 886 triệu USD, loạt doanh nghiệp báo lãi khủngPhân bón Bình Điền đã vượt mục tiêu năm sau 9 tháng dù lợi nhuận quý 3 giảm sâuTheo đại diện của Hiệp hội phân bón, xuất khẩu phân bón năm nay có thể vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Đó là nhờ việc tận dụng cơ hội tốt của các doanh nghiệp, giúp giải tỏa cơn khát phân bón trên toàn thế giới.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu phân bón trong tháng 10 đạt 160 nghìn tấn, khoảng 87 triệu USD, giảm 7% về giá trị so với tháng trước, không có sự biến động về lượng.
Xuất khẩu phân bón lũy kế 10 tháng đầu năm đạt gần 1,5 triệu tấn với kim ngạch tăng 45,5% về lượng và gấp gần 2,6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt gần 973 triệu USD.
Đảm bảo xuất khẩu bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh cho trái sầu riêng
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã tiến hành mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng xuất khẩu lên 16.890 ha chủ yếu tập trung ở các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây điển hình như Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy và Tân Phước.Biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu
Tỷ giá USD tăng lên sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là về lĩnh vực nông sản và thủy sản... Tuy nhiên với những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ tiêu thụ trong nước, những đơn vị nhập khẩu nguyên phụ liệu lại không được khả quan như thế.Cà phê bước vào giai đoạn khó khăn sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục: Nguyên nhân do đâu?
Việt Nam đã kết thúc niên vụ cà phê năm 2021 - 2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong thời gian 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Và vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn bởi áp lực từ lạm phát tại nhiều nước ở trên thế giới.Theo đó, kim ngạch xuất khẩu phân bón sau 10 tháng đầu năm đã vượt 73% kết quả xuất khẩu của cả năm 2021 với con số là 559 triệu USD.
Giá xuất khẩu phân bón trong tháng 10 đã giảm 37 USD/tấn so với tháng 9 và giảm hơn 28% so với mức đỉnh của tháng 1, chỉ còn 547 USD/tấn. Đó cũng là tháng liên tiếp thứ 4 chứng kiến giá phân bón xuất khẩu sụt giảm.
Thế nhưng, giá xuất khẩu phân bón đã đạt mức mức bình quân 627 USD/tấn, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), các chuyên gia toàn cầu cho rằng nguồn cung toàn cầu thiếu hụt và giá phân bón có thể hồi phục và bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm nay và đầu năm sau.
Ông Phùng Hà nói: “Xuất khẩu phân bón của Việt Nam năm nay có vượt mốc kỷ lục là 1 tỷ USD khi dựa theo tình hình phân bón trên toàn thế giới”.
Bên cạnh đó, theo đại diện của FAV, khi công suất thiết kế của các nhà máy phân bón tại Việt Nam theo giấy phép sản xuất phân bón của Bộ NNPTNT lên tới 29 triệu tấn, dự địa xuất khẩu phân bón của các doanh nghiệp vẫn còn đó, khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng 11 triệu tấn.
Thế nhưng, phân bón Việt Nam hiện nay đa phần được xuất khẩu tới những quốc gia châu Á như Lào, Campuchia, Philippines, Malaysia, Thái Lan… Do chưa có thương hiệu và chi phí vận chuyển lại lớn nên các thị trường chưa mặn mà với thị trường Trung Đông, EU hay biển Đen.
Theo đại diện FAV, nhờ chi phí đầu vào rẻ hơn nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón ure đang hưởng lợi thế lớn. Bởi vậy, các nhà máy phân bón đều đang tăng cường công suất để đáp ứng nhu cầu của vụ Đông - Xuân trong nước, đồng thời hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu để đem về nguồn thu ngoại tệ.