Xuất khẩu tôm Việt Nam đứng trước cơ hội lớn
Không chỉ vậy, tình hình dịch bệnh khi nuôi trồng tôm đang bùng phát làm ảnh hưởng đến chế biến và xuất khẩu tôm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia trong ngành, dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng tôm Việt Nam vẫn có những cơ hội phát triển lớn.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tuy lạm phát kinh tế khiến người tiêu dùng toàn cầu giảm bớt chi tiêu, chọn những sản phẩm phù hợp hơn nhưng tôm Việt Nam vẫn là lựa chọn ưa chuộng.
Đại diện Công ty Captain Fisher Foodstuff, tại Kuwait - Mohandas Kizhakke cho hay, tôm nhập khẩu từ Việt Nam thường hết hàng rất nhanh. Tại vùng Vịnh và Kuwait, tôm là mặt hàng bán chạy nhất.
Trong thực đơn phải ghi rõ xuất xứ của tôm. Các nhà hàng mà Công ty Captain Fisher Foodstuff hợp tác chỉ muốn nhập tôm Việt Nam.
Ông Mobandas Kizhakke nhìn nhận, sở dic người tiêu dùng tại đây chuộng tôm Việt Nam vì sản phẩm này đã trải qua quy trình xử lý vệ sinh hơn một số nước khác. Vì thế, tôm Việt nam được đánh giá là dòng thực phẩm cao cấp, một số khu vực còn không đủ hàng để bán.
Không chỉ được xếp vào hàng thực phẩm cao cấp, mà một số thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đã ưu tiên nhập khẩu tôm Việt Nam. Chẳng hạn, vì tình hình dịch bệnh bùng phát nên nguồn cung tôm của Trung Quốc ít đi trong khi nhu cầu tăng mạnh. Việc này khiến Trung Quốc buộc tăng nhập khẩu tôm từ các nước như Ecuadore, Ấn Độ và Việt Nam.
Tiềm năng lớn cho nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu
Hàng năm, các quốc gia khu vực Bắc Âu nhập khẩu khoảng 500 tỷ USD nông sản, tuy nhiên Việt Nam chưa chiếm đến 1%, theo nguồn tin từ Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển.Tái xuất khẩu khí đốt tới châu Âu, Trung Quốc thu về lợi nhuận gấp bội
Lũy kế 8 tháng đầu năm, Bắc Kinh đã thu về ít nhất 448 triệu USD nhờ việc bán khí đốt giao ngay với giá gần gấp đôi so với lúc mua.Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đón loạt đơn hàng khủng vào cuối năm
Nhìn nhận bức tranh xuất khẩu chung trên thị trường, ngành thủy sản nổi bật vào những tháng cuối năm 2022 khi vừa đón nhận loạt tín hiệu tích cực, nhất là những đơn đặt hàng với số lượng khủng.VASEP cho biết, vào tháng 8/2022, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 60.000 tấn tôm từ Ecuadore, 18.000 tấn tôm Ấn Độ và hơn 7.400 tấn tôm Việt Nam. Nhưng vì tình hình lạm phát, đồng Nhân dân tệ mất giá so với đồng USD nên gây thiệt hại không ít cho các đơn vị nhập khẩu.
Ví dụ, một thùng carton 9,5 kg tôm chân trắng đông lạnh khoảng 50/60 con nhập khẩu vào Trung Quốc với giá 570 NDT (82,47 USD hay 9,16 USD/kg); Tuy nhiên khi đổi sang ngoại tệ thì có giá 620 NDT, chênh lệnh 50 NDT.
Do đó, các nhà nhập khẩu Trung Quốc dự đoán sẽ có thể giảm lượng nhập khẩu để chờ Chính phủ có động thái điều chỉnh tỷ giá và kinh tế nhằm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã tăng lãi suất lần thứ 5 kể từ đợt lạm phát vào 5 tháng trước. Động thái này có hiệu ứng lan rộng tới các nền kinh tế khác. Vì thế các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc đã nhanh chóng được Chính phủ nước này tháo gỡ khó khăn.
Bên cạnh yếu tố giao dịch trực tiếp qua các đơn vị nhập khẩu thì tôm Việt Nam còn nhiều cơ hội để xuất khẩu. Bằng chứng là mặt hàng tôm tẩm bột (BBC) và tôm siêu chế biến (HP) đã được vào danh sách các mặt hàng hưởng ưu đãi theo Chương trình can thiệp ưu đãi (CBIS). Đây là cơ chế ưu đãi cho hàng hóa là thực vật được nhập khẩu vào Australia, hưởng tỷ lệ kiểm tra an toàn sinh học ít hơn.
Kể từ ngày 22/8/2022, tôm BBC và HP toàn cầu được phê duyệt hưởng các ưu đãi trong Chương trình CBIS. Sản phẩm này sẽ nhận ưu đãi dựa vào lịch siwr tuân thủ quy định về an toàn sinh học và tỷ lệ kiểm tra xác suất rủi ro được ban hành bởi Chính phủ Australia.
Cụ thể, thay vì 100% các lô tôm BBC phải kiểm tra nguyên niêm phong nhằm xác minh hàng hóa thì từ ngày 22/8 chỉ cần kiểm tra một phần lô hàng còn nguyên tem.
Với tôm HP, thay vì kiểm tra 25% số hàng để xác minh hàng hóa, thì từ ngày 22/8 chỉ kiểm tra 1 phần nhỏ hơn số lượng đó.