Tái xuất khẩu khí đốt tới châu Âu, Trung Quốc thu về lợi nhuận gấp bội
Lũy kế 8 tháng đầu năm, Bắc Kinh đã thu về ít nhất 448 triệu USD nhờ việc bán khí đốt giao ngay với giá gần gấp đôi so với lúc mua.
SCMP cho biết Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu khí đốt từ Nga trong 8 tháng đầu năm, đồng thời tăng cường xuất khẩu khí LNG. Các công ty năng lượng nước này đã bán nhiên liệu với giá cao hơn nhiều so với giá mua.
Dữ liệu hải quan cho thấy Nga và Qatar là 2 nhà cung cấp đã tăng sản lượng xuất khẩu khí LNG tới Trung Quốc trong 8 tháng qua.
Nga đã trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ 4 của Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Ở cùng giai đoạn, Qatar cung cấp khối lượng LNG tăng 66,7% cho quốc gia tỷ dân.
Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đã xuất khẩu 164 triệu USD LNG tới Pháp, Tây Ban Nha và Malta, cùng với đó là 284 triệu USD tới Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi so với năm ngoái, Bắc Kinh chỉ xuất khẩu 7 triệu USD LNG.
Do hợp đồng dài hạn và giao ngay sau chiến tranh tại Ukraine có sự chênh lệch, các công ty năng lượng Trung Quốc đã bán đi LNG trên thị trường với giá hời. Nền kinh tế chững lại đã khiến nhu cầu khí đốt của quốc gia này suy giảm.
Chênh lệch lớn
Thông tin báo cáo tới Sàn giao dịch Dầu mỏ và Khí đốt Thượng Hải cho biết lô hàng khí đốt của cảng tiếp nhận LNG Đông Hoản, thuộc tỉnh Quảng Đông đã được xuất sang Italy ở quý I.
Bloomberg cho biết các công ty nhà nước như Sinopec cũng bán lại sản lượng khí đốt chưa dùng đến ra thị trường nước ngoài.
Dựa trên dữ liệu hải quan, tính toán của SCMP cho thấy giá LNG xuất khẩu trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 đã cao gần gấp đôi với giá xuất khẩu.
Trung Quốc thường sẽ không có động thái bán lại năng lượng mua được qua hợp đồng dài hạn, mặc dù đó là điều bình thường.
Giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford - bà Michal Meidan, nói rằng Bắc Kinh đã trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2021, sau khi vượt qua Nhật Bản.
Bà Meidan cho rằng hiện nhu cầu tại Trung Quốc đang giảm đi và khí đốt đang chuyển sang hướng thương mại.
Bà nói: “Nhiều người mua và bán tự hỏi rằng động thái trên có tác động đến dài hạn không? Nhiều doanh nghiệp đang nhân rộng quy mô sản xuất khí đốt và cho rằng nhu cầu của Trung Quốc là rất lớn”.
Theo nhà phân tích LNG Jeffrey Moore, nhu cầu LNG của Trung Quốc năm 2022 kỳ vọng sẽ giảm khoảng 20% vì ảnh hưởng từ chính sách Zero Covid.
Theo bà Meidan, một số lô hàng LNG không phải được tới Trung Quốc rồi tái xuất mà có thể được chuyển hướng trực tiếp từ nơi bán.
Bà giải thích rằng: “Người mua sẽ thanh toán khi hàng đến đối với một số hợp đồng dài hạn, số khác thanh toán khi rời bến. Khả năng của Trung Quốc trong việc chuyển hướng các lô hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều khoản thanh toán”.
Bà Meidan cho biết thêm rằng khả năng tái xuất cũng bị giới hạn đối với năng lực dự trữ khí đốt tại các bến khí tự nhiên hóa lỏng dọc bờ biển của Trung Quốc.
Kể từ tháng 1, Trung Quốc đã không đưa ra thông tin dữ liệu về khí đốt nhập khẩu. Tuy nhiên, SCMP ước tính rằng khối lượng này tương ứng với 30,41 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Trung Quốc ghi nhận nhập khẩu LNG đạt 40,64%.
Theo các chuyên gia, mức tăng nhập khẩu chủ yếu đến từ nguồn cung lớn mạnh của Nga.
Xuất khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga tới Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng 63,4% so với cùng kỳ. Moscow hồi đầu tháng 9 đã thông báo khí đốt được bán cho Trung Quốc sẽ thanh toán một nửa bằng nhân dân tệ và một nửa bằng đồng ruble.