Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD
Tổng thư ký VASEP - Ông Trương Đình Hòe đã chia sẻ thông tin này tại hội thảo "Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức và giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng" được diễn ra tại TP. Cần Thơ.
VASEP cho biết, các thị trường lớn nhất xuất khẩu thủy sản Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Trong đó, 3 thị trường EU, Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 60% thương mại thủy sản toàn cầu, 50% kim ngạch xuất khẩu trong vòng 10 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam.
Năm nay, xuất khẩu tôm dự kiến đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đã vượt mốc 2 tỷ USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều khả năng sẽ vượt 2,5 tỷ USD vào cuối năm nay. Riêng cá ngừ lần đầu tiên đạt mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.
Tổng Thư ký VASEP: Thị trường kỳ vọng sẽ hồi phục cuối quý đấu năm sau, ngành thủy sản sớm sẽ vượt “bão”
Theo Tổng Thư ký VASEP, ngành thuỷ sản phải đối mặt với nhiều thách thức về thị trường trong bối cảnh các thị trường chính rơi vào lạm phát và suy giảm tăng trưởng, ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu và xu hướng tiêu dùng. Không ngoại lệ, ngành thủy sản Việt Nam đang cũng gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều quốc gia cung cấp thủy sản với điều kiện nuôi trồng tốt hơn.Sau những lần thắt chặt tiền tệ, ngành thuỷ sản đã trải qua những "thăng - trầm" gì?
Cùng với sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải luôn đối diện với nhiều rủi ro thị trường, đặc biệt là trong các giai đoạn tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng mạnh. Các chuyên gia cũng đánh giá các doanh nghiệp ít vốn và lệ thuộc vào vay ngân hàng thì khó khăn hơn gấp bội lần.Một doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vừa đánh mất thị trường xuất khẩu chỉ vì cái khay nhựa
Đã có một doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam đánh mất thị trường EU vì từ chối thay đổi khay nhựa đóng gói, theo VASEP cho biết.Ông Hòe cho hay, các nhóm ngành thủy sản đã tăng trưởng ở mức 2 con số, bình quân là 18 - 77%. Trong đó, lần đầu tiên Mỹ đạt trên 2 tỷ USD và Anh là thị trường lớn thứ 7. Cùng với tiềm năng hiện hữu, ông Hòe nhìn nhận ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều thách thức về vấn đề liên quan tới con giống, thức ăn và quy hoạch diện tích đất để nuôi trồng thủy sản.
“Tâm lý của doanh nghiệp trước cơn biến động vào năm nay thể hiện được bản lĩnh mạnh mẽ, kiên trì, không nản chí. Theo đó, đầu năm 2022, các doanh nghiệp nhận thấy lạm phát, chiến tranh nhưng họ vẫn không lùi mà tiếp tục nuôi tôm, nuôi cá và sản xuất để chờ đợi. Kết quả cho thấy điều đó rất đúng đắn. Bên cạnh đó, yếu tố giúp tăng trưởng năm nay đột biến thì không thể loại trừ vấn đề giá cả tăng vì nhu cầu sản phẩm thủy sản của một số thị trường sau dịch tăng nhanh” - Ông Hòe phân tích.
Với tình hình kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, lạm phát diễn ra và tỷ giá biến động. Đại diện VASEP cho rằng, tình hình xuất khẩu thủy sản dường như đã chững lại khi sức mua và tỷ lệ đơn đặt hàng sụt giảm. Vì vậy, lượng hàng tồn kho trong thời gian tới sẽ tăng lên khi khâu bảo quản, lưu kho, hậu cần (logistics) vẫn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn từ các đối thủ có chi phí và giá bán rẻ như Ecuador hay Ấn Độ.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, không chỉ có quý cuối năm 2022 mà với bối cảnh kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục có dự báo xấu. Ngành thủy sản là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp, các đơn hàng có thể giảm và chậm lại.
Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng, thị trường không thể cứ đi xuống, doanh nghiệp cần cố gắng chịu đựng và tận dụng thời gian này chuẩn bị kỹ. Khi cơ hội tới thì có thể sẵn sàng cung cấp lượng 'protein' lớn ra thị trường thế giới.