meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau những lần thắt chặt tiền tệ, ngành thuỷ sản đã trải qua những "thăng - trầm" gì?

Thứ năm, 24/11/2022-20:11
Cùng với sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải luôn đối diện với nhiều rủi ro thị trường, đặc biệt là trong các giai đoạn tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng mạnh. Các chuyên gia cũng đánh giá các doanh nghiệp ít vốn và lệ thuộc vào vay ngân hàng thì khó khăn hơn gấp bội lần.

Điểm qua những giai đoạn phát triển của ngành thủy sản

Có thể thấy, với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thì ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản và đặc biệt là các tra và tôm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh hiếm hoi của Việt Nam ở trên trường quốc tế từ đó mang về hàng tỷ USD ngoại tệ mỗi năm. 

Cũng từ đầu năm 2000, toàn ngành thủy sản đã bắt đầu bứt tốc với tốc độ phát triển nhanh hơn, giá trị xuất khẩu dưới 1 tỷ USD năm 1999 đã nhảy lên gần 1,5 tỷ USD năm 2000 và duy trì được đà tăng trưởng những năm sau đó và hướng đến mục tiêu cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022. 


Cùng với sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải luôn đối diện với nhiều rủi ro thị trường, đặc biệt là trong các giai đoạn tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng mạnh
Cùng với sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải luôn đối diện với nhiều rủi ro thị trường, đặc biệt là trong các giai đoạn tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng mạnh

Mặc dù vậy, song song với sự phát triển nhanh của ngành thì các doanh nghiệp kinh doanh ở trong lĩnh vực này vẫn luôn đối diện với nhiều rủi ro. Cũng kể từ khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu năm 2008 đến nay, ngành thủy sản đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. 

Và từ năm 2008, các doanh nghiệp thủy sản cũng đã phải chịu sức ép từ trong ra ngoài. Các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật,... cũng đều sụt giảm nhu cầu khiến cho giá và lượng xuất khẩu đi xuống. Cho đến năm 2011, lạm phát và lãi suất trong nước tăng vọt đã nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính. Giá trị xuất khẩu của ngành hàng này cũng đã sụt giảm vào năm 2012 và đã đánh mất đi đà tăng trưởng mạnh trước đó. 

Còn các khoản lãi phải trả cho ngân hàng cũng đã tăng đột biến khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản suy yếu, đáng chú ý là các doanh nghiệp vốn mỏng, tăng trưởng nhanh dựa vào vốn vay. Trong đó cũng có cả những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đứng đầu ngành đã dừng cuộc chơi cùng hàng chục công ty đại chúng và doanh nghiệp niêm yết khác vẫn đang loay hoay tìm cách để sinh tồn. 

Và dường như lặp lại câu chuyện thời kỳ trước đó, nền kinh tế thế giới trong năm 2022 sẽ tiếp tục rơi vào trạng thái suy thoái, Fed đã liên tục tăng lãi suất đã khiến cho nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam liên tục điều chỉnh tăng lãi suất với mục đích kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định kinh hình kinh tế vĩ mô. 


Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm
Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm

Chuyên gia nhận định gì?

Có thể thấy, giá cả leo thang, hầu hết người dân đều trên tinh thần tiết kiệm đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mỹ và EU, Trung Quốc đã sụt giảm. Đơn hàng xuất khẩu thủy sản lớn thấp hơn mọi năm và nhiều đơn hàng đã bị đề nghị hoãn giao hàng, gây áp lực cho nhiều doanh nghiệp thủy sản. 

Ngoài ra, gọng kìm kép của việc siết chặt cho vay bởi hết room tín dụng cũng như lãi suất đã liên tục leo thang đã tác động không nhỏ đến thanh khoản của nhiều doanh nghiệp. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, từ giữa năm 2022 đến nay, nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại ở các địa phương cũng đã tiến hành cắt giảm hạn mức tín dụng với doanh nghiệp thủy sản dù mới chỉ giải ngân được 60 - 80%. 


Đơn vị tính: Phần trăm
Đơn vị tính: Phần trăm

Điều này sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ tiền để thu mua nguyên liệu thủy sản, vật tư cho việc sản xuất và doanh nghiệp sẽ phải hoạt động cầm chừng đã ảnh hưởng đến tăng trưởng và xuất khẩu của ngành. Thậm chí là có doanh nghiệp đang tiến hành triển khai các dự án sản xuất thủy sản đã phải ngừng thi công. 

Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Thuận Phước  - ông Trần Văn Lĩnh cho biết: “Xuất khẩu tôm nửa cuối năm và đầu năm 2023 sẽ khá ảm đạm vì thiếu nguyên liệu, thiếu vốn. Trường hợp doanh nghiệp mua được nguyên liệu, làm ra sản phẩm cũng không biết bán cho ai vì lạm phát cao kỷ lục ở Mỹ và EU, đồng tiền mất giá và người dân thắt chặt chi tiêu”. 

Ông Lĩnh cũng cảnh báo hiện ngành tôm Ấn Độ, Ecuador cũng đang tích cực nuôi tôm và đầu tư cho chế biến, nếu như doanh nghiệp ngành tôm Việt không nâng cấp sản phẩm và thiếu đi chính sách hỗ trợ của nhà nước thì ngành này khó có thể cạnh tranh với các đối thủ, thậm chí là đi lùi. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tổng giám đốc Công ty CP Camimex Group - ông Huỳnh Văn Tấn cho hay, đối với doanh nghiệp thủy sản, trong đó có Canimex thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Mặc dù vậy thì hiện ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đang thắt chặt vấn đề về giải ngân nên các doanh nghiệp dù còn hạn mức nhưng ngân hàng không tiếp tục giải ngân mà lại cắt đi hạn mức của doanh nghiệp. 

Theo thống kê từ nhóm doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất ở trên sàn cho thấy, khả năng chi trả nợ vay cũng đã cải thiện đáng kể và khả năng chi trả nợ gốc hay ngược lại dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã có sự cải thiện đáng kể so với thời điểm 2011-2016. 

Mặc dù vậy thì lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp thủy sản cũng đang có dấu hiệu giảm tốc sau giai đoạn đỉnh vào quý II. Và theo dữ liệu của WiGroup, hiện có rất nhiều doanh nghiệp còn lại ở trong nhóm 38 doanh nghiệp trên sàn có biên lợi nhuận thấp, tỷ lệ nợ cao cùng vòng quay tài sản thấp cùng số ngày tồn kho cũng đã tăng trở lại. Những doanh nghiệp này được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong thời gian tới. 

Chủ tịch Sao Ta - TS. Hồ Quốc Lực đánh giá các doanh nghiệp có nhiều vốn có thể khó khăn dừng lại ở đây. Đối với các doanh nghiệp ít vốn, lệ thuộc vốn vay của ngân hàng thì khó khăn hơn gấp bội lần. 

TS. Hồ Quốc Lực phân tích rằng, tình hình này đã diễn ra ở cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới năm 2007 - 2008, hệ quả sau đó ít năm và có khá nhiều doanh nghiệp thủy sản đã bỏ cuộc chơi, thậm chí là có doanh nghiệp lớn. 


Đơn vị tính: Phần trăm
Đơn vị tính: Phần trăm

Cũng trong bối cảnh như hiện nay, VASEP đã có kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT xem xét cũng như có giải pháp nâng mức tín dụng cho ngành thủy sản, đáng chú ý là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp hội cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ở trong giai đoạn xuất khẩu thủy sản đang trên đà hồi phục và tăng trưởng tốt. 

Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải chủ động giảm thiểu tình trạng rủi ro cho đối tác tài chính của mình. Chia sẻ mới đây ở diễn đàn M&A Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Dragon Capital - ông Dominic Scriven đã gợi ý cấu trúc theo kiểu gọi vốn cùng một nửa là vốn chủ sở hữu để đảm bảo sự cân bằng.

Chủ tịch HĐQT Dragon Capital khuyến nghị: “Bên cạnh các biện pháp phi hành chính để có thể giảm rủi ro cho các nhà đầu tư ví dụ như cải thiện năng lực quản trị và quản lý rủi ro, đa dạng hóa về rủi ro, đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin, tính trách nhiệm cũng như tăng cường tinh thần trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp được nhận đầu tư", ông này khuyến nghị.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước