CEO PAN Group: Mảng nông nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng tích cực, tự tin hoàn thành kế hoạch năm
BÀI LIÊN QUAN
Tập đoàn PAN ước đạt lợi nhuận khủng quý III, đang gấp rút hoàn tất thủ tục tăng vốnThe PAN Group: Tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu tại Việt NamTập đoàn PAN (The PAN Group) khởi động phương án tăng vốn lên hơn 4.100 tỷ đồngTình hình sản xuất kinh doanh vẫn bám sát kế hoạch
Thời điểm hiện tại, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang xảy ra nhiều biến động, rủi ro về suy thoái thường xuyên được nhắn đến. Theo thời gian, những doanh nghiệp trong nước cũng đã dần ngấm tác động tiêu cực đến từ lãi suất tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ sụt giảm. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Trà My - CEO của PAN Group cho biết, dù nền kinh tế đang phải chịu tác động tiêu cực đến từ lãi suất cũng như lạm phát cao, nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn nhất định nhưng PAN là ngoại lệ. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn bám sát kế hoạch bất chấp tình hình thị trường đang ngày càng khó khăn kể từ cuối quý 3 năm nay.
Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của PAN tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và đạt hơn 9.756 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 133% so với cùng kỳ và đạt 539 tỷ đồng. So với mức tăng trưởng trung bình của những doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, mức tăng trưởng của PAN đã vượt trội hơn hẳn. Với kết quả này, chỉ sau 3 quý đầu tiên, PAN Group đã thực hiện 69% kế hoạch doanh thu cùng với 65% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra cho cả năm.
So với đà tăng trưởng từ quý 1 và quý 2 năm nay, các mảng kinh doanh nông nghiệp và thủy sản của PAN vẫn giữ được mức tăng trưởng tích cực. Tính từ cuối quý 3, ảnh hưởng từ lạm phát của Mỹ và EU đã khiến tăng trưởng thủy sản chậm lại. Tuy nhiên, nữ CEO khẳng định rằng, PAN vẫn đảm bảo được những đơn hàng ổn định từ những khách hàng lớn và lâu đời.
Riêng mảng kinh doanh bánh kẹo của PAN đã có sự cải thiện rõ rệt kể từ quý 3 năm nay trong mùa Trung thu, mang lại 22 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh những thị trường như Hong Kong, EU, Nhật Bản, sản phẩm Lafooco đang ghi nhận bước tiến quan trọng trong thị trường Mỹ và lọt danh sách sản phẩm hạt bán chạy trên nền tảng thương mại online Amazon.
Quý 4 hàng năm mang đặc thù cao điểm chính là mùa kinh doanh cao điểm của nông nghiệp và bánh kẹo. Đây cũng là nền tảng giúp PAN cảm thấy tự tin hơn về việc sẽ hoàn thành kế hoạch của cả năm nay. Trước đó, tập đoàn đề ra mục tiêu doanh thu là 14.300 tỷ đồng cùng với 755 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với năm trước đã lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng 55% và 48%.
Lý giải về việc cổ phiếu biến động mạnh trong thời gian gần đây
Dù tình hình kinh doanh vẫn duy trì ổn định, tuy nhiên cổ phiếu PAN trong khoảng thời gian gần đây đã ghi nhận biến động mạnh khi giảm đến 35% chỉ trong vòng 1 tháng. Liên quan đến vấn đề này, bà Trà My cho biết: “Với những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán, tình hình thanh khoản căng thẳng đã khiến cho việc giải chấp các cổ phiếu niêm yết bị lan rộng, ảnh hưởng đến cổ phiếu PAN và có nhịp sụt giảm mạnh với mức giảm lớn nhất trong vòng một tháng vừa qua”.
Thời điểm hiện tại, chỉ số P/E năm 2023 của cổ phiếu PAN đã về mức 9,x (lần), con số này cũng tương đương với mức định giá trung bình trên toàn thị trường và chỉ bằng 50% mức định giá trong quá khứ. “Tôi cho rằng, đây là một mức khá thấp khi so sánh với giá trị của công ty bởi nhiều thành viên với tài sản tốt BBC, NSC, thế nhưng hiện tại P/B đã về mức dưới 1,mức P/B hiện cũng đang thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành”, bà Trà My bổ sung.
Điều đáng nói, P/B của PAN cũng về dưới 1,x (lần). Đây là một mức độ chiết khấu đáng kể đối với một doanh nghiệp sở hữu quy mô đầu ngành nông nghiệp và thực phẩm, trong 9 tháng đầu năm đã ghi nhận mức tăng trưởng cao và vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định ở trong điều kiện thị trường vô cùng khó khăn.
Những lợi thế của PAN
Theo bà Trà My, thời điểm hiện tại PAN Group đang sở hữu một hệ sinh thái với nhiều lợi thế khác biệt về lĩnh vực nông nghiệp. Ban lãnh đạo kỳ vọng, yếu tố này sẽ giúp PAN ghi nhận mức tăng trưởng ổn định, tích cực trong giai đoạn 2021 đến 2025 dù có thể sẽ gặp một số thách thức trong giai đoạn 2023 – 2024 đối với những mảng kinh doanh liên quan tới xuất khẩu do sức mua toàn cầu yếu đi.
Cụ thể, Vinaseed đang là nhà sản xuất giống lớn nhất Việt Nam khi chiếm thị phần ở mức 21%, đồng thời cũng là một trong số ít những công ty sở hữu nền tảng R&D mạnh. Điều này trở thành nền tảng vững chắc giúp Vinaseed tạo ra được những loại giống mới nhằm giành thị phần. Thời điểm hiện tại, giống bản quyền đang đóng vai trò cốt lõi khi chiếm tổng doanh thu giống lúa, trong tương lai có thể đạt 90%, điều này giúp cho Vinaseed có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn đáng kể khi so với các công ty cùng ngành.
Bên cạnh đó, trong suốt thời gian canh tác những công ty thành viên của PAN luôn liên kết chặt chẽ với nông dân. Chính vì thế, những sản phẩm gạo của công ty luôn ghi nhận sự vượt trội về chất lượng cùng khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khắt khe khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính bậc nhất trên thế giới như Mỹ và EU.
Trong khi đó, VFG là nhà phân phối thuốc Bảo vệ thực vật lớn thứ hai Việt Nam với mạng lưới phủ rộng khắp cả nước, kết nối với khoảng 300 nông dân chủ chốt. Năm 2021, đơn vị này đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Syngenta, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, nâng doanh thu và lợi nhuận lên mức cao trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Một đơn vị thành viên khác là Sao Ta (FMC) cũng có lợi thế về công nghệ nuôi tôm, giúp tỷ lệ sống của tôm cao hơn. Doanh nghiệp này cũng có lợi thế về việc mua thức ăn thủy sản cùng với tôm nguyên liệu với mức giá cạnh tranh. Trong thời gian tới, Sao Ta chú trọng tập trung vào thị trường xuất khẩu chủ chốt, đó chính là Nhật Bản. Thị trường này ưa chuộng những sản phẩm giá trị gia tăng nên mức giá bán bình quân tại đây cũng cao hơn.
Trong hệ sinh thái của PAN, những công ty thành viên khác như LAF và 584 NT đang tập trung vào thị trường hạt cao cấp, trái cây sấy khô cùng với nước mắm. Theo bà Trà My, các mảng này đều đang tăng trưởng ổn định nhờ liên tục phát triển thêm các thị trường mới như Canada, Nhật Bản; bất chấp những thị trường xuất khẩu chủ lực như Hong Kong, Trung Quốc đang bị hạn chế vì chính sách “Zero Covid”.