meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

The PAN Group: Tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Tập đoàn Pan là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm tại thị trường Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản và thực phẩm đóng gói cho thị trường nội địa cùng các thị trường khác trên thế giới.

Giới thiệu về The Pan Group

The Pan Group tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình được thành lập năm 1998 với tổng vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng. Vào năm 2010, Công ty đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE. Công ty cũng hoạt động chính trong các lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, gia công chế biến, đóng gói, kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng,... Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm tại thị trường Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản và thực phẩm đóng gói cho thị trường nội địa cùng các thị trường khác trên thế giới. 


The Pan Group tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình được thành lập năm 1998 với tổng vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng
The Pan Group tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình được thành lập năm 1998 với tổng vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng

Ban lãnh đạo của The Pan Group 

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Duy Hưng

Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Trà My

Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Duy Khánh

Thành viên Hội đồng quản trị: Bà Hà Thị Thanh Vân

Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Phạm Viết Muôn; Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương; Ông Bùi Xuân Tùng

The Pan Group - Từ tầm nhìn phát triển bền vững…..

Cũng từ những bước chân đầu tiên trong ngành vào năm 2013, Pan đã nhận thức được một công ty nông nghiệp - thực phẩm không chỉ đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực mà còn đảm nhận nhiệm vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội. Theo đó, phát triển kinh tế phải gắn với sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm với cộng đồng. 

Và tầm nhìn này được định hướng từ HĐQT cùng các cổ đông sáng lập là các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam như SSI, NDH, CSC và tiếp tục được đồng hành chặt chẽ bởi các cổ đông tài chính cũng như đối tác kinh doanh bao gồm các tổ chức quốc tế uy tín như IFC, PYN, GIC, CGIF, Hulic, Sojitz. Họ không chỉ là những đối tác phát triển kinh doanh mà còn chia sẻ áp dụng những chuẩn mực quốc tế về bảo vệ môi trường cũng như an toàn lao động, an toàn thực phẩm và trách nhiệm của xã hội. 

Dù đây là những khái niệm còn đang rất mới mẻ tại thị trường Việt Nam ở những ngày đầu thực hiện nhưng Tập đoàn Pan vẫn quyết tâm theo đuổi định hướng tăng trưởng kinh tế không thể tách rời sự phát triển bền vững đồng thời cũng xác định đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.



Công ty cũng hoạt động chính trong các lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, gia công chế biến, đóng gói, kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng,...
Công ty cũng hoạt động chính trong các lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, gia công chế biến, đóng gói, kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng,...

… đến việc cụ thể hóa hành động

Trong báo cáo phát triển bền vững mỗi năm của Pan cho thấy được rằng, tiến trình thực hiện tổng thể, những nỗ lực cũng như cam kết và chương trình hành động cụ thể của Tập đoàn Pan trong từng giai đoạn. Có thể thấy, báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI là một trong những cam kết của Pan về tính minh bạch thông tin, hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn liền với trách nhiệm cộng đồng.

Cũng từ thời điểm ban đầu chỉ có công ty mẹ thực hiện báo cáo theo tiêu chuẩn GRI, đến năm 2018 đã có thêm 9 công ty trong Tập đoàn tham gia vào việc báo cáo môi trường, xã hội đúng theo tiêu chuẩn này. Pan cũng đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cả về những ưu điểm, thành tựu hay khuyết điểm, thiếu sót và coi đó là động lực để có thể thay đổi, cải tiến. 

Đứng ở góc độ quản trị các vấn đề về môi trường và xã hội, Tập đoàn Pan là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thành lập tiểu ban môi trường, xã hội cũng như phát triển bền vững trực thuộc Hội đồng quản trị. Cũng theo đó, tiểu ban này có nhiệm vụ đưa các ý tưởng, đề xuất kế hoạch hành động liên quan đến chiến lược phát triển bền vững, xây dựng và ban hành các bộ nguyên tắc sản xuất cũng như đánh giá hoạt động phát triển ở trong tập đoàn. Cùng với những cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai hoạt động thực sự có ý nghĩa, phù hợp với định hướng phát triển bền vững xuất phát từ chính nhu cầu nội tại thì Pan đã đầu tư xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng áp dụng tại tất cả các công ty thành viên, xây dựng cơ chế giám sát độc lập từ công ty mẹ nhằm đảm bảo sự tuân thủ nhất quán. Bộ tiêu chuẩn cũng vì thế mà trở thành nguyên tắc chung cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh và lan tỏa nhận thức trách nhiệm cho cả cộng đồng. Chính những cam kết và nỗ lực phát triển bền vững vì cộng đồng không chỉ thực hiện ở cấp độ Tập đoàn mà còn được lan tỏa rộng rãi đến các thành viên của Pan. 

Theo đó, Pan cùng các công ty thành viên đã cụ thể hóa chiến lược hành động bằng các dự án như chuyển đổi công nghệ sản xuất điều từ chiên sang hấp tại Lafooco nhằm giải quyết hoàn toàn vấn đề nước thải, cải thiện điều kiện làm việc, chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP đầu tiên cho sản phẩm hoa tại Công ty PAN-SALADBOWL. Hơn thế còn thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững; xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn nhất miền Bắc tại Hà Nam và áp dụng phương pháp MFCA để quản lý dòng nguyên vật liệu trong sản xuất tại Bibica. Có thể thấy, câu chuyện phát triển bền vững tại Pan đang thể hiện rõ cam kết của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn rằng: “Chúng ta muốn một môi trường trong sạch cho các thế hệ con cháu, muốn đóng góp cho sự phát triển cộng đồng vững mạnh, tạo lập một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và thêm nhiều việc làm tốt cho những năm tiếp theo. Chúng ta muốn cung cấp thực phẩm an toàn, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng cho Việt Nam và cho thế giới. Đối với The PAN Group, bền vững không chỉ là một trong những giá trị của Tập đoàn, mà nó còn ở trong tim của mỗi nhân viên và là những gì chúng ta mong muốn về thế giới tương lai”.



Tập đoàn Pan không chỉ làm chủ chuỗi giá trị mà còn theo đuổi thay đổi thực trạng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam vốn chỉ tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô giá trị thấp
Tập đoàn Pan không chỉ làm chủ chuỗi giá trị mà còn theo đuổi thay đổi thực trạng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam vốn chỉ tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô giá trị thấp

Chiến lược kinh doanh 'thế chân vạc' trong đại dịch COVID-19 của Tập đoàn Pan

Chính nhờ vào chiến lược đầu tư thông minh, cân bằng ở cả ba trụ cột sản xuất, chế biến và kênh phân phối thì Pan luôn đứng vững ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã làm đứt gãy nguồn cung ứng trên toàn cầu. Chính sự dịch chuyển dòng đầu tư thương mại đã bộc lộ ra những lỗ hỏng từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến cú chao đảo mạnh mẽ. Tuy nhiên thì với kế hoạch đầu tư thông minh, Pan vẫn đứng vững. Đại điện của Pan cho biết: “Chiến lược kinh doanh của chúng tôi là không phụ thuộc vào 1 sản phẩm, 1 khách hàng, hay 1 thị trường. Vì thế, chúng tôi giảm được tối đa tác động tiêu cực khi thị trường biến động mạnh”. 

Dẫn chứng là khi dịch bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới đã khiến cho khả năng tiêu thụ tại nhiều thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nên các công ty của Pan đã ngay lập tức chuyển hướng tập trung vào các kênh tiêu thụ hàng thiết yếu như siêu thị, cửa hàng tiện lợi để thay thế cho những kênh chịu tác động lớn như nhà hàng và du lịch. Ngoài ra, phần lớn sản phẩm do Pan cung cấp đều là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như gạo, hạt điều, thủy sản,... chính vì thế mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm luôn được duy trì ở mức ổn định. 

Đối với Pan Group, toàn bộ cơ sở sản xuất và thị trường phân phối được phân bổ rộng khắp trên phạm vi cả nước gồm 147.000 điểm bán hàng được trải dài từ Bắc - Nam, cũng theo đó chuỗi cung ứng sản phẩm đã gần như không bị gián đoạn. Không những thế, năng lực sản xuất nông nghiệp cũng không bị ảnh hưởng bởi mô hình hoạt động của Pan chính là liên kết và đồng hành cùng người nông dân để cho họ triển khai sản xuất ngay chính trên mảnh đất của mình cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. 

Tập đoàn Pan không chỉ làm chủ chuỗi giá trị mà còn theo đuổi thay đổi thực trạng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam vốn chỉ tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô giá trị thấp bằng việc sản xuất nhưng sản phẩm có hàm lượng chế biến sâu mang thương hiệu riêng của Tập đoàn. Điều này không chỉ tạo ra giá trị cao hơn, giảm thiểu được rủi ro phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu mà còn cần cải thiện được vị thế của các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam trên các kệ hàng quốc tế. Công ty cũng xác định đây chính là xu hướng phát triển bền vững đúng đắn nhất của nông nghiệp Việt Nam. 

Đơn cử là với những sản phẩm như cà phê, mặc dù Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất mặt hàng này, hiện cà phê của Việt nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô và chưa có thương hiệu riêng. Và trong nhiều năm qua, đội ngũ của Shin Cafe - đây là một thành viên của Tập đoàn Pan đã cùng đồng hành với người nông dân trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và thử nghiệm trồng các giống cây cà phê chất lượng để từ đó tạo nên các sản phẩm có hàm lượng giá trị tăng cao. Có thể thấy, các làm của Shin không nằm ngoài định hướng về chuỗi giá trị của Pan chính là đi từ vùng nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu cà phê đặc sản. Song song với đó là từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gắn với từng vùng riêng biệt ví dụ như  ở Sơn La, Khe Sanh, Đà Lạt, A Lưới,... 

Còn đối với mảng thủy sản, đặc biệt là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) - đây chính là thành viên của Pan trong tháng 7/2021 đã ghi nhận sản lượng tôm chế biến đạt 2.268 tấn, doanh số đạt 20,3 triệu USD. Và với chiến lược phát triển bền vững, kiểm soát được tốt chuỗi giá trị cũng như chú trọng từ khâu nuôi đến điều kiện nhà xưởng, hoạt động quản lý và không chạy đua theo tăng trưởng, Sao Ta đã luôn đứng vững được trong thời khắc toàn ngành biến động.


Đứng ở góc độ quản trị các vấn đề về môi trường và xã hội, Tập đoàn Pan là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thành lập tiểu ban môi trường, xã hội cũng như phát triển bền vững trực thuộc Hội đồng quản trị
Đứng ở góc độ quản trị các vấn đề về môi trường và xã hội, Tập đoàn Pan là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thành lập tiểu ban môi trường, xã hội cũng như phát triển bền vững trực thuộc Hội đồng quản trị

Những giải thưởng mà The Pan Group đạt được trong quá trình hình thành và phát triển

Năm 2021: Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất

Năm 2020 - 2021: Top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững; 
Top 10 công ty có Báo cáo thường niên tốt nhất (nhóm mid-cap); Top 05 công ty có Báo cáo quản trị công ty tốt nhất (nhóm mid-cap); Công ty có Báo cáo Phát triển bền vững có độ tin cậy nhất; Báo Đầu tư Chứng khoán - Sở GDCK TP.HCM - Sở GDCK TP. Hà Nội

Năm 2015-2020: Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Năm 2020: Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Năm 2016-2020: Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Năm 2016-2019: Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất; Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Năm 2015-2021: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Top 500 công ty lợi nhuận tốt nhất Việt Nam. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước