meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp dệt may, thuỷ sản nên làm gì để “vượt bão” khi đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột ngay lúc cao điểm?

Thứ tư, 16/11/2022-20:11
Giám đốc Điều hành Phaata nói rằng: “Cùng với việc đơn hàng sụt giảm thì lãi suất ngân hàng tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng về chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất tăng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến nay lãi suất tăng dần lên mức gần 10%/năm”.

Quý 4, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhiều mặt hàng xuất khẩu đã đột ngột giảm mạnh từ tháng 9 dù 8 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng tốt. Khi bước sang quý 4, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. 

Lý do là đến từ ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô trong nước cùng với tình hình kinh tế trên toàn cầu bị suy thoái rõ rệt, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. 

Trao đổi với ông Nguyễn Hoài Chung - Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành Phaata. Theo ông Chung, hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều đang phải đối mặt với 6 khó khăn thách thức lớn như sau: 

Đầu tiên là số đơn hàng xuất khẩu bị sụt giảm và nhiều doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng. 

Thứ hai đó là mức độ cạnh tranh với các đối thủ trong nước lẫn quốc tế đang gay gắt hơn nhằm mục đích duy trì hoạt động. 

Thứ ba đó là đơn giá bán xu hướng giảm. 

Thứ tư là chi phí đầu vào tăng cao bởi lạm phát

Thứ năm là lãi suất tăng cao và doanh nghiệp xuất khẩu rất khó để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. 

Thứ sáu là tỷ giá USD tăng cao đã khiến cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, điều này đã gián tiếp làm chậm đơn bởi vì đối tác nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng. 



Quý 4, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn
Quý 4, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn

Nói về trường hợp cụ thể chịu tác hại từ những vấn đề trên, ông Chung dẫn chứng: “Để hình dung cụ thể, tôi lấy ví dụ của ngành hàng may mặc thời trang - được xem là mặt hàng không thiết yếu”. 

Cụ thể, sau thời gian 6 tháng đầu năm tăng cao, trong quý 3, nhu cầu hàng may mặc ở trên thế giới đã quay đầu giảm. Hơn thế, chi phí đầu vào tăng, trong khi đó giá bán ra lại không tăng được bởi sự cạnh tranh và khó thương lượng. Ở chiều hướng khác, lãi suất ngân hàng tăng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất khoảng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến hiện tại lãi suất đã tăng dần lên mức gần 10%/năm. Đáng chú ý là hiện có doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao hơn lên đến 12%/năm mới có thể tiếp cận được nguồn vốn. 

Theo ông Chung, đối với nhóm ngành thủy sản, trong 7 tháng đầu năm 2022, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng rất tốt. Có nhiều doanh nghiệp thủy sản phải tăng cường việc sản xuất để trả nợ nhiều đơn hàng đáng lẽ phải giao trong năm 2021 nhưng bởi ảnh hưởng của dịch nên hoãn lại. 

Cũng tương tự, khi bước sang quý 3 cũng đã có dấu hiệu sụt giảm và quý 4 tình hình khó khăn tăng cao hơn, đơn hàng cũng đã bị sụt giảm mạnh hơn khiến cho nhiều doanh nghiệp chỉ vận hành được khoảng 50% công suất nhà máy. Cũng có nhiều bên còn cho công nhân làm việc cách ngày. 

Ông Chung nói rằng, cũng cần nhấn mạnh rằng mặt hàng thủy sản phần lần được các doanh nghiệp thủy sản chào bán với giá CFI, trong khi đó giá CFI đã giảm từ 15 - 25% so với cùng kỳ bởi cạnh tranh giá hàng cùng với đó là cước tàu đã giảm mạnh. 

Và nếu như thời điểm này năm 2021 thì giá cước vận chuyển container 40 feet lạnh đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Los Angeles ở Bờ Tây nước Mỹ là khoảng 12.000-13.000 USD/40'RF thì hiện nay giá cước ghi nhận chỉ còn khoảng 3.000 USD/40'RQ; còn giá cước vận chuyên container 40 feet lạnh từ TP. HCM đi New York ở Bờ Đông nước Mỹ ghi nhận khoảng 23.000-26.000 USD/40'RQ thì hiện nay giá cước chỉ còn khoảng 7.000 USD/40'RQ. 


Ông Nguyễn Hoài Chung - Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành Phaata
Ông Nguyễn Hoài Chung - Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành Phaata

5 nguyên nhân của sự sụt giảm đơn hàng lúc cao điểm

Nói về nguyên nhân của sự sụt giảm, ông Chung cho rằng có 5 nguyên nhân chính, cụ thể: 

Đầu tiên là sức mua ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu đã sụt giảm rất mạnh bởi lạm phát ở mức cao và suy thoái kinh tế. Ngoài ra, thị trường lớn như Trung Quốc cũng đã chậm lại trước chính sách Zero COVID. 

Thứ hai đó là khối lượng hàng hóa tồn kho vẫn còn nhiều và khách hàng chưa có nhu cầu đặt mua thêm dù rằng đây đang là mùa cao điểm hàng năm như thông thường. 

Thứ ba là áp lực cạnh tranh lớn từ rất nhiều đối thủ quốc tế. 

Thứ tư là tỷ giá USD tăng cao

Cuối cùng là chiến tranh Nga-Ukraine.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân nhắc đánh giá lại tổng thể tình hình thị trường, khách hàng, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh,... để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Ngoài các thị trường truyền thống lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các thị trường khác. Cùng với đó là cân nhắc việc phát triển thêm thị trường ở trong nước với quy mô dân số lên đến 100 triệu dân. 

Đứng trước áp lực về tỷ giá, doanh nghiệp cũng cần phải linh hoạt trong phương thức thanh toán, thay thế đồng tiền thay vì chỉ tập trung vào đồng USD. 

Mặc dù vậy, khi kinh tế trên toàn cầu suy thoái cũng sẽ mở ra cơ hội thuận lợi để thương lượng với giá mua và chính sách tốt hơn, doanh nghiệp hãy cố gắng tận dụng tốt để có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào. Trên thực tế, việc chi phí logistics tăng cao hay sự biến động về lượng hàng là câu chuyện lặp đi lặp lại và vấn đề đặt ra là chính doanh nghiệp phải có những thay đổi để phát triển bền vững ở trong mọi tình huống. Ông Chung nói rằng, tất nhiên là doanh nghiệp nên chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý cũng như vận hành doanh nghiệp. Cùng với đó là nghiên cứu thiết kế lại mạng lưới chuỗi cung ứng tối ưu hơn trong thời kỳ hậu COVID-19. Trong đó thì doanh nghiệp cũng cần nhận biết các yếu kém xuất hiện ở trong chuỗi cung ứng và thiết lập lại hay có dự phòng nhiều hơn. 



Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Ông Chung nói rằng, trước đại dịch COVID-19, thông thường hàng năm mùa vận chuyển cao điểm có thể bắt đầu từ tháng 7 và sẽ kéo dài đến tháng 12. Khi bước vào mùa cao điểm thì các hãng vận tải sẽ áp dụng thêm phụ phí mùa cao điểm. 

Mặc dù vậy, thị trường năm 2022 bước vào thời gian mùa cao điểm hàng năm hoàn toàn khác và chưa từng xảy ra trước đây. Cụ thể đó là nhu cầu sụt giảm rất mạnh, giá cước giảm mạnh liên tục hàng tuần và có những tuần giảm mạnh hơn 10%. 

Mặt khác thì phần lớn các đơn hàng dành cho mùa cao điểm năm 2022 đã được cho vận chuyển trước vào đầu năm bởi chủ hàng sợ bị tăng giá cước và không có chỗ như đã diễn ra vào năm 2021.  

Nói về triển vọng thời gian tới, chuyên gia này cho rằng đó là lợi ích đến từ csc FTA ngày càng lớn dần. Và việc có FTA với trên 60 thị trường chính là điểm cộng quan trọng để cho doanh nghiệp có thể tăng tốc xuất khẩu và tận dụng ưu đãi thuế quan. 

Tại thị trường Việt Nam, logistics đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP của cả nước. Vào năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2021, so với năm 2020 tăng 3 bậc. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước