meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từng xếp thứ 80 trên bảng xếp hạng các nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, Việt Nam nay đã vươn lên vị trí thứ 21

Thứ bảy, 03/12/2022-20:12
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1986 xếp thứ 80/168 trên thế giới khi đạt khoảng 790 triệu USD.

Theo Nhịp sống kinh tế, dữ liệu của IMF cho thấy năm 1986 có 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới có: Thụy Sỹ (37,45 tỷ USD), Nam Phi (54,31 tỷ USD), Ý (107,05 tỷ USD), Canada (97,75 tỷ USD), Hà Lan (89,71 tỷ USD), Nhật Bản (217,43 tỷ USD), Pháp (210,79 tỷ USD), Anh (122,92 tỷ USD), Đức (2.041 tỷ USD), Hoa Kỳ (243,26 tỷ USD).

Cũng trong năm đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 80/168 khi đạt khoảng 790 triệu USD.

Trong giai đoạn 1986-2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Ngoài ra, thứ hạng của kim ngạch xuất khẩu nước ta cũng được cải thiện qua từng năm.


Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 330,43 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 330,43 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 330,43 tỷ USD, xếp hạng thứ 21 trên thế giới. Theo đó, sau 366 năm, Việt Nam xếp thứ 80/168 đã vươn lên vị trí 21 trong bảng xếp hạng những nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2021 đã tăng 418,26 lần. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 72,31 tỷ USD/ năm.

Tính riêng các quốc gia trong khối ASEAN, kim ngạch xuất khẩu năm 1986 của Việt Nam đứng thứ 7, xếp trên Myanmar, Campuchia và Lào. Sang năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã vượt qua Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Brunei, Lào và Campuchia.

Theo đó, sau 36 năm, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng những nước có giá trị xuất khẩu lớn nhất ASEAN.

Việt Nam là nước có mức tăng lớn về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn năm 1986-2021. Các nước khác đều có sự cải thiện, tuy nhiên chậm hơn.

Theo đó, có thể thấy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã đi lên mạnh mẽ, có được những thành tựu quan trọng và trở thành trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế.

Tổng cục Thống kê cho biết cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển dịch tích cực, từ xuất khẩu khô sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng công nghệ.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh mở rộng thị trường. Cụ thể, Việt Nam có hơn 20 thị trường xuất khẩu năm 1991, nhưng vẫn chủ yếu ở các nước tại châu Á-Thái Bình Dương. Đến năm 2021, Việt Nam đã hợp tác với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với toàn bộ các quốc gia công nghiệp phát triển G7, các khu kinh tế lớn và các định chế, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới.

Đáng chú ý, Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do rất tích cực nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đã tham gia ký kết 17 hiệp định thương mại tự do.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước